Phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ

ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

MÔN VẬT LÝ 7

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới

    a) Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

    - Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

    - Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

    - Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

    - Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

    b) Cách tính góc phản xạ, góc tới

    Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

    Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

    Từ hình vẽ ta có: i + α = 900

    ⇒ i' + β = 900

    Mà i’ = i ⇒ α = β

    ⇒ i' = i = 900 - α

    * Lưu ý:

    - Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức

    i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

    - Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

2. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

    - Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

    - Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

    - Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

    - Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

3. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và điều kiện của đề bài ta tìm các cặp góc bằng nhau, sau đó tìm mối quan hệ giữa các góc có liên quan, rồi suy ra góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?

    A. 900         B. 750         C. 600         D. 300

Đáp án

    - Góc hợp bởi tia tới hợp tia phản xạ là góc \(\widehat {SIR} = \widehat {SIN} + \widehat {NIR} = i + i'\)

    - Theo đề bài, góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 1200 nên ta có:

\(\widehat {SIR} = i + i' = {120^o}\)

    - Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc phản xạ

    bằng góc tới nên i’ = i

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {SIR} = i + i' = 2i = {120^o}\\ \Rightarrow i = {60^o}\,\,\,hay\,\,\,\widehat {SIR} = \,{60^o} \end{array}\)

    Vậy đáp án đúng là C

Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:

    A. bằng hai lần góc tới         B. bằng góc tới

    C. bằng nửa góc tới         D. Tất cả đều sai

Đáp án

- Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới nên  \(\widehat {NIR} = \widehat {SIN}\)

- Góc tạo bởi tia phản xạ IR và tia tới SI là \(\widehat {SIR}\)

    Ta có: \(\widehat {SIR} = \widehat {SIN} + \widehat {NIR} = \widehat {SIN} + \widehat {SIN} = 2\widehat {SIN}\)

    Vậy góc tạo bởi tia phản xạ và góc tới bằng

    hai lần góc tới

⇒ Đáp án A đúng

Bài 3: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:

    A. 900         B. 1800         C. 00         D. 450

Đáp án

    - Khi tia tới vuông góc với mặt gương thì tia tới trùng với pháp tuyến của gương nghĩa là góc tới bằng 00.

    - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới.

    Vì vậy góc phản xạ cũng bằng 00 ⇒ Đáp án C đúng.

Bài 4: Chọn câu đúng?

    A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

    B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

    C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

    D. Cả A, B, C.

Đáp án

    Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng ⇒ Đáp án A, B, C đều đúng

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 5: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?

    A. Màn hình tivi         B. Mặt hồ nước trong

    C. Mặt tờ giấy trắng         D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat

Đáp án

    Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng, có thể soi hình của các vật.

    Vì vậy màn hình tivi, mặt hồ nước trong, miếng thủy tinh không tráng bạc có thể xem là gương phẳng vì đều có đặc điểm là mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi hình. Còn mặt tờ giấy trắng phẳng nhưng không thể soi hình ⇒ Đáp án C đúng.

Bài 6: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

Đáp án

    - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới nên đáp án C và D sai.

    - Góc phản xạ bằng góc tới nên đáp án A sai, đáp án B đúng.

 

---Để xem tiếp nội dung Phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7 các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Phương pháp giải bài tập về Định luật phản xạ ánh sáng môn Vật lý 7. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?