BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ĐỘT BIẾN GEN SINH HỌC 12
Câu 1/ Đột biến là gì?
A. Hiện tượng tái tổ hợp di truyền
B. Những biến đổi có khả năng di truyền trong thông tin di truyền
C. Phiên mã sai mã di truyền
D. Biến đổi thường,nhưng không phải luôn có lợi cho sự phát triển của cá thể mang nó
Câu 2/ Tần số đột biến trung bình của từng gen:
A. 10-8 – 10-6 B. 10-6 – 10-4 C .10-7 – 10-5 D. 10-5 – 10-3
Câu 3/ Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A. A-T → G-X B. T-A → G-X
C. G-X → A-T D. G-X → T-A
Câu 4/ Đột biến gen mang lại hậu quả gì cho bản thân sinh vật?
A. Đa số là có lợi B. Đa số là có hại C. Đa số là trung tính D. Không có lợi
Câu 5/ Xét cùng một gen,trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?
A. Mất một cặp nu- ở vị trí số 15 B. Thêm một cặp nu- ở vị trí số 6
C. Thay một cặp nu- ở vị trí số 3 D. Thay một cặp nu- ở vị trí số 30
Câu 6/ Đột biến gen có thể xảy ra ở đâu?
A. Trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
B. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng
C. Trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
D. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
Câu 7/ Đột biến điểm là đột biến:
A. Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể B. Liên quan đến một cặp nu- trên gen
C. Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng
Câu 8/ Thể đột biến là gì?
A. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến
B. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
C. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến
D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 9/ Đột biến gen là :
A. Sự biến đổi tạo ra những alen mới.
B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
C. Sự biến đổi một hay một số cặp nu- trong gen.
D. Sự biến đổi một cặp nu- trong gen.
Câu 10/ Xử lí ADN bằng chất acridin có thể gây biến đổi gì?
A. Làm mất cặp nu-
B. Làm thêm cặp nu-
C. Làm thay cặp nu- này bằng cặp nu- khác
D. Làm thêm hoặc mất một cặp nu-
Câu 11/ Khi dùng để xử lí ADN, acridin có vai trò gì?
1 : Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thay một cặp nu-
2 : Chèn vào mạch khuôn gây đột biến mất một cặp nu-
3 : Chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm một cặp nu-
4 : Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thay một cặp nu-
5 : Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến mất một cặp nu-
6 : Chèn vào mạch mới đang tổng hợp gây đột biến thêm một cặp nu-
Câu trả lời đúng là :
A. 2 hoặc 3 hoặc 5 B. 3 hoặc 5 C. 1 hoặc 3 hoặc 6 D. 2 hoặc 4
Câu 12/ « Tiền đột biến là »:
A. Đột biến xảy ra trước khi có tác nhân gây đột biến.
B. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một mạch nào đó của gen.
C. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một gen nào đó của ADN.
D. Đột biến mới chỉ gây biến đổi một cặp nu- nào đó của gen.
Câu 13/ Đột biến nhân tạo có những đặc điểm gì?
A. Tần số thấp, định hướng, xảy ra nhanh. B. Tần số thấp, định hướng, xảy ra chậm.
C. Tần số cao, định hướng, xảy ra nhanh. D. Tần số cao, định hướng, xảy ra chậm.
Câu 14/ Đột biến có thể di truyền qua sinh sản hữu tính là :
A. Đột biến tiền phôi ; đột biến giao tử.
B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến xôma ; đột biến giao tử.
D. Đột biến tiền phôi ; đột biến giao tử ; đột biến xôma.
Câu 15/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen ?
A. Đột biến xôma được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
B. Đột biến tiền phôi thường biểu hiện ra kiểu hình khi bị đột biến.
C. Đột biến giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến xô ma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 16/ Sự biến đổi trong cấu trúc của chuổi pôlipeptit do gen đột biến phụ thuộc vào:
1 : dạng đột biến 2 : vị trí xảy ra đột biến trên gen
3 : số cặp nu- bị biến đổi 4 : thời điểm xảy ra đột biến
Câu trả lời đúng là:
A. 1 ; 3 B. 1 ; 3 ; 4 C. 1 ; 2 ; 3 D. 1 ; 2 ; 3 ; 4
Câu 17/ Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axitamin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc.Hậu quả của đột biến trên là :
A. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
B. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 10 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
C. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin liên tiếp sau axitamin thứ nhất của chuổi pôlipeptit.
D. Mất 1 axitamin và làm thay đổi 9 axitamin đầu tiên của chuổi pôlipeptit.
Câu 18/ Đột biến trong cấu trúc của gen:
A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
Câu 19/ Điều không đúng về đột biến gen:
A. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen có thể có lợi hoắc có hại hoặc trung tính.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
Câu 20/ Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến:
A. xôma. B. lặn. C. giao tử. D. tiền phôi.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21 - 26 của Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Đột biến gen Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !