Bài tập tổng hợp Địa lớp 12

BÀI TẬP TỔNG HỢP - ĐỊA 12                  

Câu 1. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 2. Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại

A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.                    B. Giao thông Bắc- Nam trắc trở.

C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.               D. Khí hậu phân hoá phức tạp.

Câu 3: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là

A .Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc- đông Nam là chủ yếu.

B. Sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng bờ biển và đáy ven bờ.

C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người.

Câu 4:  Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông. B. Khí hậu phân hóa phức tạp.

C. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế.              D. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.

Câu 5. Hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” nhà thơ muốn nói đến vùng núi nào của nước ta

A. Đông Bắc.                                     B. Tây Bắc.         C. Trường Sơn Bắc.                     D. Trường Sơn Nam.

Câu 6: Đặc điểm nào không phải địa hình vùng ven biển nước ta là

A.  các vịnh cửa sông.               B.  thềm lục địa rộng.   C.  các tam giác châu, bãi triều rộng.   D.bờ biển mài mòn.

Câu 7: Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?

A.  Vịnh cửa sông.    B.  Các đảo ven bờ.  C.  Các rạn san hô. D.  Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.

Câu 8. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là 

A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.          B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 9. Biển Đông cho phép nước ta khai thác tổng hợp kinh tế biển nhằm

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thương mại.   B. Đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước .

C. Củng cố các đảo ven bờ.                         D. Đưa ngư dân ra biển tham gia các hoạt động xã hội và đánh bắt hải sản .

Câu 10. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức

 A. Tài nguyên đất.        B. Tài nguyên biển.          C. Tài nguyên rừng.                      D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 11. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.

B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.

C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.

D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

Câu 12. Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:

A. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.     

B. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn.

C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.        

D. mùa thu, đông có mưa phùn.

Câu 13. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi

A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.

B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa Tây Nam.

C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.

D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 14. Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương nước ta có đặc điểm

A. tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam.

 B. giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam.                                     

C. tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam.

D. giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam.

Câu 15: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là

A. khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.          B. khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

C. khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.           D. khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 16. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua

 A. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.         B. bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.

 C. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.         D. tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.

Câu 17. Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở

A. sơn nguyên Đồng Văn.          B. Quảng Bình – Quảng trị.       C.  Nam Trung Bộ.            D. Tây Nguyên.

Câu 18. Sự đa dạng và phong phú trong hệ thống cây trồng, vật nuôi tại một nơi ở nước ta là nhờ

A. Sự phân hoá theo mùa của khí hậu.                   B. Sự phân bố theo độ cao địa hình trong vùng.

C. Sự phân bố theo bắc- nam của địa phương.    D. Sự phân hoá theo độ cao địa hình, khí hậu, đất trong vùng.

Câu 19. Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?

A. Tháng 5 đến 10.             B. Tháng 11 đến 4.              C. Tháng 11 đến 1.      D. Tháng 2 đến 4.

Câu 20. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ là do

A. Đất có nhiều ôxit sắt.                              B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. Sông ngòi chứa nhiều ô xít.                   D. Sự phân hủy đá với cường độ mạnh.

Câu 21. Khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới có mùa đông ấm nằm ở

A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ/                     B. Đông Bắc và ĐB sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ/          D. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 22.  Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở ĐBSH là

A. Mưa lũ.                B. triều cường.                 C. nước biển dâng.                     D. lũ quét.

Câu 23. Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?

A. Ven biển Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.       C. Tây Nguyên.           D. Nam Bộ.

Câu 24. Sử dụng Atlat địa lý trang 13 và trang 8, hãy cho biết Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loại khoáng sản có giá trị kinh tế nào?

A. Than, đá vôi, thiếc, crôm, kẽm.             B. Dầu mỏ, bô xít.

C. Than, dầu mỏ, thiếc, chì kẽm.                D. Than, đá vôi, dầu khí.

Câu 25. Cho bảng số liệu:   Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh(0C)

Địa điểm

Nhiệt độ

trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt độ

trung bình năm (0C)

Hà Nội

23,5

12,5

TP. Hồ Chí Minh

27,5

3,1

Nhận định nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội thấp hơn TP Hồ Chí Minh.

B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội.

C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM.

Câu 26: Khu vực nam vùng phía Tây Bắc có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía Đông Bắc, do nơi đây

A. Ít chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc.      B. Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn.

C. Gió mùa đông bắc đến muộn hơn.                                 D. Chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn.

Câu 27. Sự phân hoá khí hậu theo mùa và theo bắc nam đã giúp cho

A. mùa thu hoạch nông sản rải đều.                           B. nguyên liệu cho nhà máy không căng thẳng.

C. nguồn nông sản nước ta đa dạng, phong phú.     D. thu hoạch theo mùa.

Câu 28. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta là
 A. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.             

 B. ô nhiễm môi trường.
C. săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.

D. sự biến đổi thất thường của khí hậu Trái đất gây ra nhiều thiên tai.

Câu 29. Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là

A. củng cố đê chắn sóng ven biển.                                   

B. phát triển các vùng ven biển.

C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão.

D. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động.

Câu 30. Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là

A. Chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn.                 

B. Đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên.

C. Thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hoà dân sốgiữa các vùng.

D. Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi, cao nguyên để thu hút lao động của các vùng đồng bằng.

Câu 31. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng đã ảnh hưởng

A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.

B. gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.

C. tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.

D. giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 32. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng  là do

A. luật đầu tư thông thoáng.                                              

B. cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

C. sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

D. nhà nước đầu tư phát triển mạnh  các vùng nông nghiệp hàng hóa.

Câu 33. Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt.                             B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.

C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp.                                      D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.

Câu 34: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm

A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.                             B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.                                 D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

Câu 35. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM      (Đơn vị: %)

 Năm

1990

2000

2005

2010

2014

Trồng trọt

79,3

78,2

73,5

73,5

73,3

Chăn Nuôi

17,9

19,3

24,7

25,0

25,2

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

2,5

1,8

1,5

1,5

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhìn chung, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng.     B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm.

C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp cao.                D. Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi cao hơn ngành TT.

Câu36. Nhân tố nào dưới đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Nhiều lực lượng lao động.         

B. Khoa học-công nghệ tiến bộ. 

C. Kinh nghiệm cổ truyền. 

D. Thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 37. Cho bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Khai thác

Nuôi trồng

2000

2250,9

1660,9

590,0

2010

5142,7

2414,4

2728,3

2012

5820,7

2705,4

3115,3

2014

6333,2

2920,4

3412,8

 

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?

A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2014.

B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong gđ 2010 – 2014.

D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta

Câu 38. Cho biểu đồ : Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005-2014


Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định.         B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất.

C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định.

Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng mạnh nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là do

A. đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp chủ lực: cà phê, điều, hồ tiêu,…

B. tỉ trọng giá trị sản xuất các cây công nghiệp khác giảm.          C. đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp hàng năm.

D. thuận lợi về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá bắc – nam.

Câu 40. Cho bảng số liệu:Một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014

Sản phẩm

2000

2005

2010

2014

Than sạch (nghìn tấn)

11 609

34 093

44 835

41 086

Dầu thô khai thác (nghìn tấn)

16 291

18 519

15 014

17 392

Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3)

1 596

6 440

9 402

10 210

Điện (triệu kwh)

26 683

52 078

91 722

141 250

 

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?

A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều có xu hướng tăng.   

B. Sản lượng điện tăng trưởng nhanh nhất.

C. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000  - 2010.

D. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định.

Câu 41. Cho bảng số liệu: Quy mô và cơ cấu số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

phân theo phương tiện đến trong giai đoạn 2000 – 2014

Loại hình

Năm 2000

Năm 2014

Tổng số khách (nghìn lượt)

2140,1

7959,9

Đường hàng không (%)

52,0

78,1

Đường thuỷ (%)

12,0

1,7

Đường bộ (%)

36,0

20,2

 

Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về số lượt khách quốc tế và cơ cấu của nó phân theo phương tiện đến Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2014?

A. Tổng số khách quốc tế tăng 3,7 lần.   B. Đường hàng không đóng vai trò chủ đạo, tỉ trọng có xu hướng tăng nhanh.

C. Đường thuỷ luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm nhanh.

D. Đường bộ có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng.

Câu 42. Dân tộc không định cư Trung du và miền núi Bắc Bộ là dân tộc nào dưới đây?

A. Mông.                          B. Thái.                    C. Mường.                D. Chăm.

Câu 43. Việc phát triển thuỷ điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là lĩnh vực

A. khai thác và chế biến khoáng sản.                    B. khai thác và chế biến lâm sản.

C. khai thác và chế biến thuỷ hải sản.                  D. chế biến lương thực, cây công nghiệp.

Câu 44. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có

A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.                     

B. mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.

C. nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.                 

D. có nhiều dân tộc ít người sinh sống.

Câu 45: Chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là

A. tăng trưởng kinh tế nhanh.                                 

B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.                     

C. thúc đẩy quá trình đô thị hóa.                   

D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.   

Câu 46 : Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là do

A. Nền địa hình cao và đất feralit phát triển trên đá badan.

B. Phần lớn diện tích là đất feralit và có mùa đông lạnh.

C. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè.

D. Chủ yếu có đất feralit phát triển trên đá phiến và đá gnai.

Câu 47: Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cần phái giải quyết những vấn đề sau

A. Có kế họach bổ sung nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kỹ thuật.

B. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

C. Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi.

D. Giữ vững an ninh vùng biên giới, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc.

{-- Xem nội dung đầy đủ tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK môn Địa năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?