Bài tập ôn thi HSG về Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

BÀI TẬP ÔN THI HSG VỀ HỆ SINH THÁI MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

I. Bài tập có đáp án

Câu 1:

a, Giới hạn sinh thái được xác định phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?

b, Vì sao giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?

 

Gợi ý trả lời..........

a, Giới hạn sinh thái rộng hay hẹp phụ thuộc vào loài và môi trường

- Giới hạn sinh thái được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

b, SV có giới hạn sinh thái rộng thường có vùng phân bố rộng, dễ thích nghi .

    SV có giới hạn sinh thái hẹp thường có vùng phân bố hẹp, thích nghi kém .

 

Câu 2:

Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:

 1, Chim ăn sâu; 2, dây tơ hồng bám trên bụi cây; 3, Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ đậu; 4, giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5, Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6, Nhạn bể và Cò làm tổ tập đoàn; 7, Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8, Địa y; 9, Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng đám; 10, Cáo ăn thỏ

 

Gợi ý trả lời..........

Quan hệ cùng loài: 7, 9

Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10.

Cộng sinh : 3, 8

Hội sinh : 5

Hợp tác : 6

Vật kí sinh và vật chủ: 2, 4

Vật ăn thịt và con mồi: 1, 10.

 

Câu 3:

Động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn? Vì sao?

 

Gợi ý trả lời..........

Điểm khác nhau:

- Động vật đẳng nhiệt có khả năng chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường tốt hơn động vật biến nhiệt.

- Vì động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều hòa thân nhiệt (sinh nhiệt và toả nhiệt), còn động vật biến nhiệt thì không.

 

Câu 4:

Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đã giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định? 

 

Gợi ý trả lời..........

- Các mối quan hệ trên giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vì:

 + Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau
chống lại kẻ thù tốt hơn.

 + Quan hệ cạnh tranh giúp quần thể duy trì số lượng và phân bố cá thể hợp lí, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường giúp quần thể phát triển ổn định.

 

Câu 5:

a. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?

b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?

 

Gợi ý trả lời..........

a. Quan hệ giữa các cá thể: Quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài

- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ.

b. Ứng dụng

- Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp với tỉa thưa, chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.

 - Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn chỗ ở trở nên thiếu, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển.

 

Câu 6:

a. Thế nào là một hệ sinh thái? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

b. Điểm khác biệt cơ bản của lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn là gì? Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào?

 

Gợi ý trả lời..........

a, Khái niệm một hệ sinh thái(HS tự làm).

Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất…

b. Điểm khác biệt cơ bản ở lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn: Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

 

Câu 7:

a. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh?   

b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?

 

Gợi ý trả lời..........

a, Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:

- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi

b, Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân

 Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư…

 

Câu 8: 

     a. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể? Giải thích?

- Tập hợp những con ốc trong ao.

- Tập hợp những con cá chép có trong những cái ao ở cạnh nhau.

     b. Khi gặp điều kiện bất lợi, các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt làm cho một số cá thể tách khỏi nhóm. Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó.

     c. Vì sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì tính ổn định và khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái càng cao?  

 

Gợi ý trả lời..........

a,  Tập hợp sinh vật là quần thể:

- Tập hợp những con ốc trong ao: Không là quần thể vì trong ao có nhiều loài ốc..

- Tập hợp những con cá chép có trong những cái ao ở cạnh nhau: Không là quần thể vì chúng không cùng không gian sinh sống

*Ý nghĩa: Làm giảm nhẹ sự cạnh tranh và hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn

b, HS tự làm.

c, Vì : Lưới thức ăn càng phức tạp => có nhiều mắt xích chung => có nhiều loài ăn rộng => khi mất một mắt xích nào đó vẫn có thể điều chỉnh ăn loại thức ăn khác => không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

 

Câu 9:

Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật. Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên?

 

Gợi ý trả lời..........

*Độ ẩm của không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển, hình thái và hoạt động sinh lí của sinh vật. Mỗi loài sinh vật đều có 1 giới hạn chịu đựng về độ ẩm.

- Thực vật cũng như động vật mang nhiều đặc điểm thích nghi với những môi trường có độ ẩm khác nhau.

- Căn cứ vào khả năng thích nghi với độ ẩm của môi trường, người ta chia thực vật thành hai nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, động vật cũng được chia thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

*Phản ánh mối quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật.

- Là cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể để đảm bảo trạng thái cân bằng của quần xã.

+ Vật ăn thịt là nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng con mồi.

+ Bản thân con mồi cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng vật ăn thịt.

 

Câu 10:

Trong một phòng ấp trứng, ở điều kiện nhiệt độ cực thuận người ta thay đổi độ ẩm tương đối của không khí. Kết quả thu được như sau:

Độ ẩm tương đối (%)

74

75

85

90

95

96

Tỉ lệ trứng nở (%)

0

5

90

90

5

0

 

 a. Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự phụ thuộc giữa tỉ lệ nở của trứng với độ ẩm tương đối. Xác định giá trị giới hạn dưới, giới hạn trên và khoảng cực thuận của độ ẩm không khí đối với sự nở của trứng.

b. Điều gì xảy ra nếu nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận ? Giải thích.

 

Gợi ý trả lời..........

a. Nhận xét: Các số liệu thu được mô tả giới hạn sinh thái của sự nở trứng đối với độ ẩm:

+ Khi độ ẩm phòng ấp bằng 74% hoặc bằng 96% thì tỉ lệ nở của trứng bằng 0.

+ Trong khoảng giới hạn độ ẩm (74%;85%) thì tỉ lệ nở của trứng tăng;

   Trong khoảng giới hạn độ ẩm  (90%;96%) thì tỉ lệ nở của trứng giảm.

+ Trong giới hạn độ ẩm từ  85%  đến 90% thì tỉ lệ nở của trứng cao nhất và không đổi;

- Giới hạn dưới, giới hạn trên, khoảng cực thuận

+ Giới hạn dưới: độ ẩm tương đối 75%;

+ Giới hạn trên: độ ẩm tương đối 95%;

+ Khoảng cực thuận là 85% đến 90%.

b. Khi nhiệt độ phòng ấp trứng không duy trì ở nhiệt độ cực thuận

- Nếu giữ nguyên độ ẩm cực thuận, thay đổi nhiệt độ  tỉ lệ nở của trứng thay đổi và phụ thuộc vào nhiệt độ (nhiệt độ trở thành nhân tố sinh thái giới hạn đối với sự nở của trứng).

- Nếu độ ẩm không ở khoảng cực thuận, nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ cực thuận  khoảng cực thuận về độ ẩm sẽ bị thu hẹp, tỉ lệ nở của trứng sẽ giảm .

 

Câu 11:

Hãy chọn từ thích hợp chú thích sơ đồ giới hạn sinh thái sau thay cho 1, 2, 3, 4, 5.

 

Gợi ý trả lời..........

-Chú thích 1: Điểm gây chết giới hạn dưới (giới hạn dưới).

- Chú thích 2: Điểm cực thuận.

- Chú thích 3: Điểm gây chết giới hạn trên (giới hạn trên).

- Chú thích 4: Khoảng thuận lợi.

- Chú thích 5: Giới hạn chịu đựng.

 

Câu 12:

Cho quần xã sinh vật có lưới thức ăn sau:

a) Em hãy cho biết: loài nào là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc , sinh vật tiêu thụ bậc 2,  sinh vật tiêu thụ bậc 3, sinh vật tiêu thụ bậc 4?

b) Giả sử chim ăn hạt là loài chim quý hiếm cần được bảo vệ thì việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu có phải là biện pháp hữu hiệu hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời..........

a) Xác định dạng sinh vật:

- Sinh vật sản xuất: thực vật.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt, côn trùng ăn thực vật.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sói, diều hâu, rắn, ếch, chim ăn côn trùng, nhện.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: sói, diều hâu, chim ăn côn trùng, rắn.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: soi, diều hâu

- Sinh vật phân hủy: vi sinh vật.

b) Việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu để bảo vệ chim ăn hạt là loài chim quý hiếm không phải là biện pháp hữu hiệu. Vì:

- Khi sử dụng chim ăn hạt làm thức ăn, diều hâu chỉ có thể bắt được dễ dàng những con già yếu, hặc mắc bệnh tật. Điều này góp phần ngăn cản sự lây lan của bệnh truyền nhiễm đối với quần thể chim.

- Khi diều hâu bị tiêu diệt hoàn toàn, chim ăn hạt phát triển mạnh, những con mang gen xấu có hại vẫn sống sót và sinh sản do đó làm cho các gen xấu có hại được nhân lên và phát tán trong quần thể từ đó có thể làm cho quần thể bị suy thoái.

- Khi diều hâu bị tiêu diệt hoàn toàn thì những loài như chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt phát triển mạnh sẽ làm tiêu diệt thực vật, từ đó làm cho quần xã có thể bị huỷ diệt do sự suy giảm nghiêm trọng sinh vật sản xuất

 

Câu 13.

Sơ đồ sau biểu diễn tương quan giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ 3 loài A, B, C.

Dựa vào sơ đồ em hãy thử đánh giá khả năng phân bố của các loài này trên Trái đất

 

Gợi ý trả lời..........

Loài A phân bố rộng, có thể phân bố khắp trái đất.

Loài B và C phân bố hẹp.

Loài B sống ở vùng có nhiệt độ thấp (VD: vùng ôn đới…).

Loài C sống ở vùng có nhiệt độ cao (VD: vùng nhiệt đới…).

 

Câu 14:

a. Kể tên và phân biệt bằng hình vẽ ba dạng hình tháp tuổi biểu diễn thành phần nhóm

tuổi của quần thể sinh vật.

b. Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

 

Gợi ý trả lời..........

b.

Quần thể

Quần xã

- Tập hợp các cá thể cùng loài

- Đơn vị cấu trúc là cá thể

- Mối quan hệ chủ yếu cùng loài: sinh sản

 

- Độ đa dạng thấp

- Không có cấu trúc phân tầng

- Không có hiện tượng khống chế sinh học

- Tập hợp các QT của các loài

- Đơn vị cấu trúc là QT

- Mối quan hệ chủ yếu cùng loài và khác loài: dinh dưỡng

- Độ đa dạng cao

- Có cấu trúc phân tầng

- Có hiện tượng khống chế sinh học

 

 

Câu 15:

a) Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới số lượng cá thể của quần thể?

b) Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào?

 

Gợi ý trả lời..........

a) Các yếu tố vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng, mùa ,năm….

- Các yếu tố hữu sinh như vật ăn thịt – con mồi, kí sinh – vật chủ, cạnh tranh cùng loài và

khác loài.

b) Sinh vật sản xuất: Thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, năng lượng từ Mặt Trời

chuyển thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ.

- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sẽ sử dụng một phần năng lượng được tích tụ ở sinh vật sản xuất,

sinh vật tiêu thụ bậc sau sẽ sử dụng một phần năng lượng tích tụ ở bậc trước.

- Sinh vật phân hủy sử dụng một phần năng lượng tích tụ trong các xác sinh vật sản xuất

và sinh vật tiêu thụ.

 

Câu 16:

a. Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các

điều kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức

như nhau thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích.

b. Cho biết những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường

tự nhiên.

 

Gợi ý trả lời..........

a) - Quần thể bị khai thác quá mức nhưng vẫn có khả năng phục hồi nhanh hơn là QT có

tiềm năng sinh học cao hơn.

- Tiềm năng sinh học thể hiện qua các đặc điểm sau: có chu kì sống ngắn, thời gian thành

thục sinh dục sớm, mức sinh sản lớn…, có kích thước cơ thể nhỏ.

- Quần thể bị khai thác quá mức nhưng khó có khả năng phục hồi số lượng cá thể là quần thể có tiềm năng sinh học thấp: có chu kì sống dài, thời gian thành thục sinh dục muộn, mức

sinh sản thấp…, có kích thước cơ thể lớn hơn.

 

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Giới hạn về nhiêt độ của 1 loài sinh vật là gì? Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt có phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ môi trường khác nhau như thế nào?

 

Câu 2. Nêu tên các mối quan hệ khác loài? Lấy ví dụ và cho biết đặc điểm của các mối quan hệ nêu trên?

 

Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Tại sao cần phải ban hành Luật bảo vệ môi trường?

 

Câu 4: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?

 

Câu 5:

    a, Giới hạn sinh thái là gì? Hiểu biết về giới hạn sinh thái được con người ứng dụng gì trong trồng trọt và chăn nuôi?

    b, Phân tích mối quan hệ giữa nấm và tảo để tạo thành địa y?

 

Câu 6: Cho biết các yếu tố cấu thành hệ sinh thái.

 

Câu 7: Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngồi giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập ôn thi HSG về Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?