Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021

LÍ THUYẾT ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI MÔN SINH HỌC 9

 

I. Quần Thể sinh vật

1.Khái niệm

-Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định , những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

VD: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng đông bắc VN

2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

a. Tỉ lệ giới tính

-Là t/l giữa số lượng cá thể đực/ cá thể cái. Tl này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của qt

-Đa số đv , tl đực/cái ở ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1:1

-Tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào đk môi trường, đặc điểm di truyền...

+ Vào mùa sinh sản thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực , sau mùa ss số lượng lại bằng nhau

+ Ở một số loài rùa, trứng được ủ ở t0 <280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở t0 >320C sẽ nở thành con cái.

b. Thành phần nhóm tuổi

-QT có 3 nhóm tuổi chính: Nhóm tuổi trước ss, ss và  sau ss. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau

-Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi

+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang ( h chữ nhật) xếp chồng lên nhau

+ Có 3 dạng tháp tuổi:Hình sgk

Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước ss> nhóm t sau ss-> chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể

Tháp ổn định: Nhóm t trước ss= nhóm tuổi ss-> quần thể ở mức cân bằng ổn định

Tháp giảm sút: Nhóm tuổi trước ss qt có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong

-Mục đích: Có kế hoạch phát triển qt hợp lí và các biện pháp bảo tồn

c. Mật độ cá thể của qt

- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

-VD: MĐ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi

Mđ sâu rau: 2 con /m2 ruộng rau

- Mđ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào : Chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể , biến động bất thường của đk sống : Lụt lội, cháy rừng, hạn hán, dịch bệnh...

-Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: Trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn....

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: Mđ quyết định các đặc trưng khác và a/h tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, mức ss và tử vong, trạng thái cân bằng của qt , các mối quan hệ sinh thái khác để qt tồn tại và phát triển

3. Ảnh hưởng của mt tới qt sinh vật

- Các đk sống của mt như khí hậu, thổ nhưỡng nguồn thức ăn , nơi ở thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể quả quần thể

- Số lượng cá thể tăng khi mt sống có khí hậu phù hợp, nguồn t/ ă dồi dào  và nơi ở rộng rãi ... khi số lượng cá thể tăng lên quá cao , nguồn t/a trở nên khan hiếm , thiếu nơi ở và nơi sinh sản , nhiều cá thể bị chết-> mật độ cá thể giảm xuống -> mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng

 

II. Quần thể người

1.Sự khác nhau giữa qt người với các qt sinh vật khác

- Đặc điểm giống nhau: Giới tính, lứa tuổi, mật độ , sinh sản và tử vong

-Tuy nhiên qt ng còn có những đặc điểm khác mà qt sv không có: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, hã hội

- Con ng có những đ/điểm sinh vật khác vì: Con ng có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đ/điểm  sinh thái trong qt, đồng thời cải tạo thiên nhiên

2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi qt người

- Ng ta chia dân số thành các nhóm tuổi khác nhau

+Nhóm t trước ss: Từ sơ sinh đến dưới 15 t

+Nhóm t ss và lao động: 15-64 t

+Nhóm t hết khả năng lđ nặng: 65 t trở lên

-Có 3 dạng tháp t: SGK

+Nếu nc có đông trẻ em dưới 15t (chiếm 30% dân số), số lượng ng già không nhiều(<10% dân số) tuổi thọ tb thấp đc xếp vào nc có dân số trẻ

+Nếu nc có ít trẻ em dưới 15 t( <30% dân số), số lượng ng già tương đối nhiều (>10% dân số), tuổi thọ tb cao đc xếp vào nc có dân số già

-Ý nghĩa: Khi n/cứu tháp t để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm dân số

3. Tăng dân số và phát triển xã hội

- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số ng sinh ra nhiều hơn số ng tử vong. Tuy nhên trong tự nhiên sự tăng giảm dân số còn phụ thuộc vào sự di cư

-Khi dân số tăng quá nhanh, làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không đủ cung cấp dẫn tới hậu quả :

+ Thiếu lương thực, nơi ở, trường học, bệnh viện

+Ô nhiễm môi trường

+Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

+Chậm phát triển kinh tế

+Thiên tai thường xuyên xảy ra

-Để hạn chế việc ảnh hưởng sấu của việc tăng dân số, mỗi quốc gia cần phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hòa giữa kinh tế và xã hội, đảm bảo cuộc sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội

-Ở Việt Nam, hiện nay đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng , chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế-xã hội , tài nguyên môi trường của đất nước.

 

III. Quần thể sinh vật

1. Khái niệm

a. VD về qx: Khu rừng mưa nhiệt đới

-Các qt sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới

+ QT động vật : Hổ,  báo thỏ, mối...

+QT thực vật: Lim, chò, các loại cỏ rêu, dương xỉ....

+ Các qt nấm, vsv....

-Giữa các qt tồn tại mqh cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) hay qh khác loài (hỗ trợ, đối địch)

-> tập hợp các qt trên được gọi quần xã

b. K/n

- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong 1 khoảng không gian có các đk sinh thái tương tự nhau, các sv có mối qh gắn bó như 1 thể thống nhất

-QX có cấu trúc tương đối ổn định

-Các sv tr qx thích nghi với đk sống của chúng

2. Những đặc trưng cơ bản của một quần xã

- Qx có những đặc trưng cơ bản về số lượng và thàng phần các loài sinh vật

Các đặc điểm của quần xã

Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều

Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

 

3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

-Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.

-Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì

-VD: Chim di cư để tránh rét, cây rụng lá vào mùa đông

-ĐK khí hậu thuận lợi , t/v phát triển dẫn tới đv cũng pt. Tuy nhiên số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường , tạo cân bằng sinh học trong quần xã

-VD: T/v pt-> sâu ăn lá pt-> chim sâu pt

-Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu -> số lượng sâu giảm -> không đủ thức ăn cho  chim sâu-> số lượng chim sâu giảm->s

ố lượng sâu tăng

-Số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức ổn định -> cân bằng sinh học trong quần xã

-Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như: Đốt, phá rừng, săn bắn động vật, đô thị hóa….

-Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên
+Nghiêm cấm săn bắt, mua bán đv quý hiếm

+Trồng cây gây rừng

+Tuần tra bảo vệ rừng

+Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và đv quý hiếm….

 

IV Hệ sinh thái

1. Khái niệm

-HST bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh)

-Trong HST các sv có mối quan hệ dinh dưỡng xác định, biểu hiện các mqh của các quần thể loài trong quần xã và các chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.

- Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường -> một thể thống nhất tương đối ổn định

2. Các thành phần của HST

-Thành phần vô sinh: Đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ……

-Thành phần hữu sinh:

+SV sản xuất: Thực vật

+SV tiêu thụ: ĐV ăn thực vật, đv ăn thịt, hoặc kí sinh trên đv.

+ SV phân giải

2. Chuỗi thức ăn và lưới t/ă

Các SV trong HST có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn:

a.Thế nào là 1 chuỗi t/ă

-Chuỗi t/ă là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

-Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích , vừa là sv tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ

-Có 2 dạng chuỗi thức ăn:

+Mở đầu bằng sv sản xuất: Cỏ-> sâu-> chim ăn sâu->cầy-> đại bàng-> vi khuẩn.

+ Mở đầu bằng sv phân hủy: Mùn bã hữu cơ-> giun đất-> gà-> quạ-> vk

b.Thế nào là lưới thức ăn

-Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi t/ă khác nhau.

-Các chuỗi t/ă có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới t/ă

-Vai trò của các sv trong lưới t/ă:

+SV sản xuất: Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ(t/vật, tảo…)

+SV tiêu thụ: ĐV ăn hoặc kí sinh trên thựcS vật, đv ăn hoặc kí sinh trên đv để sử dụng các chất hữu cơ.

+SV phân giải: Gồm vk, nấm…phân giải các chất hữu cơ (xác đv, thực vật…) thành các chất vô cơ.

-Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Hệ Sinh Thái môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?