BÀI TẬP CỦNG CỐ CHƯƠNG IV
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG (P1)
Câu 1: Bước đầu tiên của quy trình chọn giống là
A. chọn lọc giống B. tạo nguồn nguyên liệu
C. đánh giá chất lượng giống D. đưa giống vào sản xuất đại trà
Câu 2: Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống là
A. biến dị tổ hợp B. biến dị đột biến
C. biến dị di truyền D. ADN tái tổ hợp
Câu 3: Lai là phương pháp cơ bản để tạo ra
A. biến dị đột biến B. biến dị tổ hợp
C. ADN tái tổ hợp D. biến dị di truyền
Câu 4: Bước cuối cùng của quy trình chọn giống là
A. đưa giống tốt vào sản xuất đại trà
B. lưu giữ và bảo quản giống trong các ngân hàng gen
C. đánh giá chất lượng giống trước khi đưa vào sản xuất
D. chọn lọc giống
Câu 5: Biến dị đột biến là nguồn nguyên liệu của chọn giống, được tạo ra bởi
A. thu thập các vật liệu khởi đầu từ thiên nhiên B. các phương pháp gây đột biến
C. công nghệ gen D. các phương pháp lai
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc nguồn gen tự nhiên
A. có sẵn trong tự nhiên
B. không mất công sức và tài chính để tạo ra nó
C. thích nghi tốt với môi trường nơi chúng sống
D. đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn giống của con người
Câu 7: Nguồn gen nhân tạo là các ngân hàng gen lưu trữ và bảo quản các nguồn gen được tạo ra
A. do đột biến và lai tạo B. do đột biến
C. do lai tạo D. do có sẵn trong tự nhiên
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là lợi ích của nguồn gen nhân tạo
A. không mất nguồn tài chính và công sức tạo ra nó
B. thích nghi tốt với môi trường nơi chúng sống
C. đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người
D. cung cấp nguồn giống có năng suất cao và ổn định
Câu 9: Mục đích chính của các ngân hàng gen đối với công tác chọn giống là
A. lưu giữ và bảo quản các kết quả lai giống của các cơ sở giống vật nuôi, cây trồng
B. trao đổi các kết quả lai giống giữa các quốc gia
C. tiết kiệm công sức và tài chính cho việc thu thập và tạo vật liệu ban đầu cho công tác chọn giống
D. tạo ra các loài mới
Câu 10: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về nguồn gen tự nhiên
A. lợn Ỉ ở Nam Định
B. giống gạo vàng được tạo ra do đột biến
C. cây pomato được tạo ra do lai cây potato và cây tomato
D. cừu Đôly được tạo ra do nhân bản vô tính
Câu 11: Về mặt di truyền học, phương pháp lai khác dòng là phương pháp lúc đầu làm tăng (1) sau đó làm tăng (2). Nội dung đúng để điền vào (1) và (2) lần lượt là
A. tỉ lệ thể dị hợp ; tỉ lệ thể đồng hợp
B. tỉ lệ thể đồng hợp ; tỉ lệ thể dị hợp
C. tỉ lệ thể dị hợp ; tỉ lệ thể dị hợp cao hơn
D. tỉ lệ thể đồng hợp ; tỉ lệ thể đồng hợp cao hơn
Câu 12: Để tạo ra dòng thuần ở thực vật, người ta cho quần thể thực vật tự thụ phấn qua
A. 1 thế hệ B. 2-4 thế hệ C. 5-6 thế hệ D. rất nhiều thế hệ
Câu 13: Thự thụ phấn ở thực vật vẫn có thể không gây ra “thoái hóa” nếu ban đầu quần thể thực vật đó gồm các cây có kiểu gen
A. đồng hợp trội B. đồng hợp C. dị hợp D. đồng hợp lặn
Câu 14: Phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết được sử dụng trong chọn giống nhằm
A. tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể B. giảm kiểu gen dị hợp trong quần thể
C. tạo dòng thuần cho lai khác dòng D. hạn chế sự thoái hóa giống
Câu 15: Phương pháp lai để duy trì ưu thế lai ở thực vật là
A. lai khác dòng đơn B. lai khác dòng kép
C. lai luân phiên D. A và B
Câu 16: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở
A. lai khác dòng B. lai khác thứ C. lai xa D. lai phân tích
Câu 17: Lai kinh tế là phép lai giữa bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng khác nhau, dùng con lai F1
A. làm sản phẩm hoặc làm giống B. làm sản phẩm
C. làm giống D. làm sản phẩm không làm giống
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ưu thế lai
A. biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
B. biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng
C. để tạo ưu thế lai phải tạo dòng thuần trước
D. củng cố ưu thế lai có thể dùng tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
Câu 19: Người ta không dùng con lai F1 có ưu thế lai để làm giống vì
A. con lai F2 sẽ có nhiều đồng hợp lặn biểu hiện tính trạng xấu, đồng thời ưu thế lai giảm
B. con lai F1 có sức sinh sản kém hơn bố mẹ
C. con lai F1 có sức sống kém, khó thích nghi hơn bố mẹ
D. con lai F2 sẽ không thích nghi được với môi trường sống
Câu 20: Ưu thế lai ở đời sau biểu hiện rõ nhất trong phép lai
A. BBdd x bbdd B. BBdd x bbDD C. BbDd x BbDd D. bbDD x bbDd
Câu 21: Phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống là
A. lai khác loài B. lai phân tử C. lai tế bào D. lai cùng loài
Câu 22: Tia tử ngoại được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn gây đột biến vì
A. có tác dụng kích thích phân tử
B. kích thích nhưng không có tác dụng ion hóa nguyên tử
C. không có khả năng xuyên sâu
D. có tác dụng gây đột biến NST
Câu 23: Hoá chất nào sau đây thường được sử dụng để gây đột biến đa bội
A. EMS B. 5-BU C. tia tử ngoại D. consixin
Câu 24: Để chọn lọc được dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp chất A, người ta nuôi cấy chúng trong môi trường
A. tự nhiên B. có chứa sẵn nhiều chất A
C. không chứa chất A D. chứa nhiều chất có khả năng phân hủy chất A
Câu 25: Trong chọn giống vi sinh vật, nguồn biến dị di truyền được tạo ra bằng cách
A. lai khác dòng B. gây đột biến
C. tự phối bắt buộc D. kết hợp đột biến và lai tạo
Câu 26: Trong chọn giống, người ta xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến nhằm
A. nâng cao thêm năng suất của giống thông qua các biến dị mới phát sinh
B. gây đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST
C. biến đổi vật chất di truyền, tạo nguồn nguyên liệu khởi đầu cho chọn giống
D. gây rối loạn quá trình nhân đôi, biến đổi cấu trúc ADN
Câu 27: Thực chất của việc gây đột biến trong chọn giống là
A. thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ lợi ích của con người
B. thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật giúp sinh vật thích nghi hơn với môi trường sống
C. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa
D. tạo ra giống mới có năng suất sản phẩm cao hơn giống tự nhiên
Câu 28: Người ta không sử dụng phương pháp đột biến đa bội lẽ trên đối tượng
A. cây ăn quả B. cây lấy hạt C. cây lấy thân D. cây lấy củ
Câu 29: Tổng hợp tất cả những biến dị di truyền phát sinh trong quần thể vật nuôi và cây trồng được gọi là
a) vốn gen tự nhiên b) nguồn gen dự trữ
c) ngân hàng gen d) vốn gen nhân tạo
Câu 30: Ví dụ nào sau đâu thuộc về nguồn gen tự nhiên trên địa phương Việt Nam
a) giống lúa MT1 b) Táo Má Hồng
c) Bò Vàng Thanh Hóa d) Bò Sữa
Câu 31: Bước cuối cùng trong phương pháp tạo giống bằng đột biến là
a) Xử lí mẫu bằng tác nhân gây đột biến
b) Tạo dòng thuần chủng.
c) Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
d) Cho các cá thể tạp giao với nhau
{-- Xem nội dung đầy đủ tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập củng cố chương IV lớp 12 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!