Bài tập chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hồ Nghinh

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANCOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH

 

Ancol (Rượu)

Câu 1: Công thức phân tử tổng quát của rượu 2 chức có 1 nối đôi trong gốc hiđrocacbon là

A. CnH2n + 2O2.                    B. CnH2n - 2O2.                 C. CnH2nO2.                D. CnH2n – 2aO2.

Câu 2: Rượu etylic có nhiệt độ sôi cao hơn đimetyl ete là do

A. rượu etylic có chứa nhóm –OH.                                        B. nhóm -OH của rượu bị phân cực.

C. giữa các phân tử rượu có liên kết hiđro.                           D. rượu etylic tan vô hạn trong nước.

Câu 3: Rượu etylic tan vô hạn trong nước là do

A. rượu etylic có chứa nhóm –OH.                                        B. nhóm -OH của rượu bị phân cực.

C. giữa rượu và nước tạo được liên kết hiđro.                      D. nước là dung môi phân cực.

Câu 4: Theo danh pháp IUPAC, hợp chất (CH3)2C=CHCH2OH có tên gọi là

A. 3-metylbut-2 en-1-ol.                     B. 2- metylbut-2-en-4-ol.

C. pent-2-en-1-ol.                               D. ancol isopent-2-en-1-ylic.

Câu 5: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H10O. Số lượng các đồng phân của X có phản ứng với Na là

A. 4.                            B.5.                                         C. 6.                      D.7.

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 ancol thu được nCO2 < nH2O . Ancol đó là

A. ancol no, đơn chức.                                                B. ancol no.

C. ancol không no, đa chức.                                       D. ancol không no.

Câu 7: Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 ancol đồng phân có cùng CTPT là C3H7OH?

A. Na và H2SO4 đặc.                                       B. Na và CuO.

C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3.                D. Na và dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 8: Chỉ dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt hai đồng phân khác chức có CTPT là C3H8O?

A. Al.                          B. Cu(OH)2.                            C. CuO.                       D. dd  AgNO3/NH3.

Câu 9: Số lượng đồng phân ancol bậc 2 có cùng CTPT C5H12O là

A. 2.                            B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

Câu 10: Số lượng đồng phân có cùng CTPT là  C5H12O, khi oxi hoá bằng CuO (t0) tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương là

A. 2.                            B. 3.                                        C. 4.                            D. 5.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Phản ứng tách nước của ancol (rượu) đơn chức

Câu 1: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X là 0,7. CTPT của X là

A. C2H5OH.                B. C3H7OH.                            C. C4H9OH.                D. C5H11OH.

Câu 2: Thực hiện phản ứng tách nước hỗn hợp X gồm ba rượu với H2SO4đặc ở 1700C, thu được sản phẩm chỉ gồm hai anken và nước. Hỗn hợp X gồm

A. ba rượu no, đơn chức            

B. ba rượu no, đơn chức trong đó có hai rượu là đồng phân.

C. hai rượu đồng phân và một rượu là CH3OH.

D. ba rượu no đa chức.

Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm hai rượu no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp tách H2O (H2SO4 đặc, 1400C ) thu được ba ete. Trong đó có một ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong hai rượu. A gồm

A. CH3OH.và C2H5OH.                                              B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C2H5OH và C4H9OH.                                             D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 4: Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 140OC, thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (h = 100%). Công thức của 2 rượu là

A. C3H7OH và C4H9OH.                                          B. CH3OH và C2H5OH.

C. C2H5OH và C3H7OH.                                          D. CH3OH và C3H7OH.

Câu 5: Thực hiện phản ứng tách nước một ancol no đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X là 1,4375. Công thức của X là

A. C2H5OH.                B. C3H7OH.                            C. CH3OH.                 D. C4H9OH.

Câu 6: Chia 27,6 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tách nước thu được m gam hỗn hợp 6 ete (h=100%). Giá trị của m là

A. 24,9.                      B. 11,1.                                   C. 8,4.                         D. 22,2.

Câu 7: Chia hỗn hợp 2 rượu no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 tách nước hoàn toàn thu được 2 anken. Số gam H2O tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 2 anken trên là.

A. 3,6.                        B. 2,4.                         C. 1,8.                         D. 1,2.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 13,2 gam CO2 và 8,28 gam H2O. Nếu cho X tách nước tạo ete (h=100%) thì khối lượng 3 ete thu được là

A. 42,81.                    B. 5,64.                       C. 4,20.                       D. 70,50.

Câu 9: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Cũng lượng hỗn hợp trên, nếu tách nước để tạo ete (h = 100%) thì số gam ete thu được là

A. 12,0.                      B. 8,4.                         C. 10,2.                       D. 14,4.

Câu 10: Đun nóng một ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y và nước. Tỉ khối hơi của Y so với X là 1,609. Công thức của X là

A. CH3OH.               B. C3H7OH                             C. C3H5OH.                D. C2H5OH.

Câu 11: Đun nóng 12,90 gam hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm 3 ete (h = 100%). Tên gọi của 2 rượu trong X là

A. metanol và etanol.                                                B. etanol và propan-2-ol.

C. etanol và propan-1-ol.                                           D. propan-1-ol và butan-1-ol.

Câu 12: Cho 3-metylbutan-2-ol tách nước ở điều kiện thích hợp, rồi lấy anken thu được tác dụng với nước (xúc tác axit) thì thu được ancol (rượu) X. Các sản phẩm đều là sản phẩm chính. Tên gọi của X là

A. 3-metylbutan-2-ol.                                                B. 2-metylbutan-2-ol.

C. 3-metylbutan-1-ol.                                                D. 2-metylbutan-3-ol.

Câu 13: Đun nóng hỗn hợp X gồm 6,4 gam CH3OH và 13,8 gam C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được m gam hỗn hợp 3 ete. Biết hiệu suất phản ứng của CH3OH và C2H5OH tương ứng là 50% và 60%. Giá trị của m là

A. 9,44.                      B. 15,7.                                   C. 8,96.                       D. 11,48.

Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm các rượu no đơn chức chứa 1; 2 và 3 nguyên tử cacbon tách nước thì số lượng ete tối đa thu được là

A. 3.                            B. 6.                                        C. 10.                          D. 12.

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2 atm. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (h=100%). Tên gọi 2 rượu trong X là

A. metanol và etanol.                                                B. etanol và propan-1-ol.

C. propan-1-ol và butan-1-ol.                                    D. pentan-1-ol và butan-1-ol.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Oxi hoá ancol (rượu) bậc 1

Câu 1: Cho C2H5OH qua bình đựng CuO, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X chứa tối đa

A. 2 chất.                   B. 3 chất.                                 C. 4 chất.                     D. 5 chất.

Câu 2: Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp, thu được hỗn hợp Y gồm anđehit (h = 100%). Cho Y tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3, thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức của 2 rượu trong X là

A. CH3OH và C3H7OH.                                            B. CH3OH và C2H5OH.

C. C2H5OH và C3H7OH.                                          D. C3H5OH và C4H7OH.

Câu 3: Oxi hoá 4,96 gam X là một ancol (rượu) đơn chức bậc 1 (h=100%), rối lấy anđehit thu được cho tác dụng hết với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3, thu được 66,96 gam Ag. Công thức của X là

A. CH3OH.               B. C2H5OH.                            C. C3H7OH.                D. C3H5OH.

Câu 4: Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol (rượu) đơn chức, bậc 1 là đồng đẳng kế tiếp qua H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 9,7 gam hỗn hợp 3 ete. Nếu oxi hoá X thành anđehit rồi cho anđehit thu được tác dụng hết với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3 thì thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 64,8.                      B. 48,6.                                   C. 86,4.                       D. 75,6.

Câu 5: Oxi hoá hỗn hợp X gồm C2H6O và C4H10O thu được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được m gam Ag. Cũng lượng X như trên, nếu cho tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít khí H2(đktc). Giá trị của m là.

A. 5,4.                        B. 10,8.                                   C. 21,6.                       D. 16,2.

Câu 6: Oxi hoá một ancol X có công thức phân tử C4H10O bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ Y không tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. butan-1-ol.                                                            B. butan-2-ol              

C. 2-metyl propan-1-ol.                                              D. 2-metyl propan-2-ol.

Câu 7: Oxi hoá 18,4 gam C2H5OH (h = 100%), thu được hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3 thì thu được 16,2 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 0,50.                      B. 0,65.                                   C. 0,25.                       D. 0,45.

Đọc kỹ đoạn văn sau để trả lời câu 8 và 9: Oxi hoá X là rượu đơn chức, bậc 1 được anđehit Y. Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng được chia thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dung với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 (dư) thu được 64,8 gam Ag. Phần 3 đốt cháy hoàn toàn thu được 33,6 lít khí  (đktc) CO2 và 27 gam H2O.

Câu 8: Tên gọi của X là

A. rượu metylic.          B. rượu etylic.             C. rượu allylic.            D. rượu iso-butylic.

Câu 9: Hiệu suất quá trình oxi hóa X thành Y là

A. 40%.                     B. 50%.                                   C. 60%.                       D. 70%.

Câu 10: Oxi hoá 12,8 gam CH3OH (có xt) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch KOH 2M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là

A. 60%.                       B. 70%.                                   C. 80%.                       D. 90%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hồ Nghinh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?