Trong cuộc sống con người luôn say mê tìm tòi phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao đó chính là năng động, sáng tạo. Vậy để hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học này.
Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
- Êđixơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động, sáng tạo. Điếu đó được thể hiện qua các chi tiết:
- Ê-đi-xơn dùng những tấm gương để tạo thêm áng sáng để bác sĩ thực hiên ca mổ cho mẹ mình.
- Lê Thái Hoàng: nghiên cứu tìm ra cách giải toán nhanh hơn…
- Thành quả mà họ đã đạt được:
- Ê cứu sống được mẹ mình và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
- Lê Thái Hoàng giành được nhiều huy chương trong các kì thi toán quốc tế.
- Em học tập được ở họ đức tính năng động sáng tạo.
- Cụ thể là:
- Kiên trì, chịu khó.
- Suy nghĩ tìm tòi để tìm ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi công việc.
- Ví dụ về năng động, sáng tạo
- Trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, phát hiện ra cái mới, không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, luôn tím cách áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trong lao động: Dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới.
- Trong sinh hoạt hàng ngày: Biêt tiếp thu cái hay, cái đẹp, tránh những điều không phù hợp, không bắt chước người khác một cách rập khuôn, máy móc.
- Cụ thể là:
1.2. Nội dung bài học
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ.
- Biểu hiên của năng động, sáng tạo là say mê tím tòi và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động, giúp con người vượt qua khó khăn để dạt được mục đích, làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh quang cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Để rèn luyện đức tính này, chúng ta cần siêng năng, cần cù, kiên trì, chịu khó vượt qua khó khăn, thử thách, vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
2. Luyện tập Bài 8 GDCD 9
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:
- Khái niệm
- Nội dung
- Biểu hiện
- Ý nghĩa
- Cách rèn luyện của năng động
- Sáng tạo
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Năng động là:
- A. Tích cực
- B. Chủ động
- C. Dám nghĩ, dám làm
- D. A, B, C
-
Câu 2:
Sáng tạo là
- A. Say mê nghiên cứu
- B. Tìm tòi để tạo ra giá trị mới
- C. Phát triển cái cũ thành cái mới
- D. A, B, C
-
- A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo đuợc
- B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài
- C. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường
- D. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 8 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!