Bài 2: Tự chủ

Trong cuộc sống có những lúc ta đứng trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ nếu ta không có tự chủ thì ta sẽ đứng không vững và dễ bị sa ngã rơi vào những cám dỗ đó. Vậy tự chủ là gì? Tại sao mỗi chúng ta cần phải tự chủ và lợi ích của việc tự chủ. Để hiểu được thì mời tất cả các em học sinh tìm hiểu bài tiếp theo: Bài 2: Tự chủ

Tóm tắt bài

  • Khi biết con mình bi nhiểm HIV? AIDS Bà Tâm rất đau xót nhưng không khóc trước mặt con, bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và động viên những gia đình có người bị nhiểm HIV khác không xa lánh, hắt hủi người. Bị nhiểm HIV. N được bố mẹ nuông chiều, ban bè xấu rủ rê, hút thuốc, uống rượu bia, trốn học, đua xe, thi trược, buồn phiền, nghiện hút và trộm cắp.
  • Bà Tâm có thái độ như thế nào khi con mình bị HIV? Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình, vượt qua được sự đau khổ.
  • N là 1 học sinh ngoan trở thành học sinh hư hỏng. Vì N không làm chủ được bản thân trước cám dỗ. Ba mẹ nuông chiều không quan tâm đến sự khác lạ của con mình. 
  • Người như thế nào là người có tính tự chủ: Tính tự chủ của một người là làm chủ được bản thân trước những tác động hay mọi sự cám dỗ xung quanh.
  • Tại sao con người cân có tính tự chủ: Con người có tính tự chủ thì mới đứng vững được trước mọi hoàn cảnh. Tính tự chủ giúp con người có tính tự tin và hành động đúng đắn. Nếu không có tính tự chủ thì dễ bị sa ngã, hư hỏng.

1.1.Thế nào là tự chủ?

  • Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.

1.2. Biểu hiện của tính tự chủ

  • Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống
  • Không nao núng, hoang mang khi khó khăn
  • Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực
  • Biết tự ra quyết định…

1.3.Ý nghĩa của tính tự chủ

  • Con người sống đúng đắn, ứng xử đúng đắn, có văn hóa.
  • Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ
  • Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực

2. Luyện tập Bài 2 GDCD 9

Qua bài học này các em cần nắm khái niệm của việc tự chủ. Hình thành cho mình một niềm tin, sự bình tĩnh trước tất cả mọi việc. Hi vọng bài học này sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong học tập và ứng dụng vào cuộc sống. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 8 SGK GDCD 9

Bài tập 2 trang 8 SGK GDCD 9

Bài tập 3 trang 8 SGK GDCD 9

Bài tập 4 trang 8 SGK GDCD 9

3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?