Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người đã đặt việc chung lên trên việc riêng, bỏ đi những lợi lợi ích riêng tư của cá nhân mình…Người như thế được gọi là người “Chí công vô tư”. Vậy chí công vô tư là gì? Biểu hiện của "Chí công vô tư" ra sao? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học này: “Chí công vô tư”
Tóm tắt bài
1.1 Đặt vấn đề
- Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào khả năng gánh vác công việc của mỗi người, không vị nể tình thân. Qua đó thể hiện ông là người công bằng không thiên vị, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm cho ích quốc, lợi dân ”. Chính điều đó đã làm cho nhân dân ta càng thêm tôn kính Bác.
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ đều biể hiện phẩm chất Chí công vô tư. Điều dó mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, làm cho dân thêm giàu, nước thêm mạnh.
- Chí công vô tư là phẩm chất dạo dức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người. Song phẩm chất đó không chỉ thể hiện qua lời nói mà phải thể hiện bằng việc làm hàng ngày. Chúng ta cần phải biết ủng hộ những việc làm Chí công vô tư, phê phán, lên án những việc làm thiếu Chí công vô tư.
- Tầm gương Chí công vô tư trong lịch sử dân tộc: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Quang Trung - Nguyễn Huệ...
- Những việc làm vì lợi ích xã hội:
- Làm giàu chính đáng.
- Hiến đất xây trường học.
- Tự bỏ tiền cá nhân ra làm cầu cho nhân dân đi lại.
- Dạy học miễn phí cho trẻ mồ côi…( hiện nay)
1.2 Chí công vô tư
- Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
1.3 Ý nghĩa
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
1.4 Rèn luyện tính chí công vô tư
- Ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư
- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần iểu được thế nào là Chí công vô tư, những biểu hiện và ý nghĩa của Chí công vô tư. Để từ đó các em có thể phân biệt được các hành vi thể hiện Chí công vô tư, không Chí công vô tư và biết tự đánh giá hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất Chí công vô tư. Hình thành cho mình thó quen ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện Chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng và biết làm nhiều việc tốt thể hiện Chí công vô tư.
2.1. Bài tập SGK
Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách Giải bài tập GDCD 9 Bài 1 ở cuối bài học
2.2. Bài tập trắc nghiệm
Tham gia làm Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 có 10 câu hỏi để cũng cố kiến thức đã học.
-
Câu 1:
Chí công vô tư là:
- A.
Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- B. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích của cá nhân.
- C. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên trên hàng đầu.
- D. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự không công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.
- A.
-
- A. Vì là con trai của thầy Hiệu trưởng nên An được cô giáo chủ nhiệm ưu tiên hơn các bạn trong lớp.
- B. Là lớp trưởng An bỏ qua khuyết điểm cho bạn thân của mình
- C. Mặc dù là con của cô giáo môn Toán nhưng H vẫn bị điểm kém môn này
- D. Cả A và B
-
- A. Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
- B. Được mọi người thương yêu
- C. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước.
- D. Tất cả các đáp án
Câu 2 - câu 10: xem trắc nghiệm để thi online
3. Hỏi đáp Bài 1 GDCD lớp 9
Trong quá trình học bài và thực hành trắc nghiệm có điểm nào chưa hiểu các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng Chúng tôi.
Các em có thể tham khảo bài học tiếp theo: Tự chủ