Trong mọi hoạt động, nếu phát huy được dân chủ của mọi người sẽ phát huy được trí tuệ của quần chúng, tạo ra sức mạnh trong mọi hoạt động chung, khắc phục được những khó khăn gặp phải. Trong cuộc sống mặc dù ai cũng có quyền tự do nhưng tự do phải ở trong “khuôn” trong “thước” thì xã hội mới phát triển được. Bài học: Dân chủ và kỷ luật sẽ giúp chúng ta cùng hiểu những vấn đề liên quan đó.
Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
- Việc làm phát huy dân chủ ở lớp 9A: Cô giáo đề nghị lớp họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, các bạn đã hăng hái tham gia bàn bạc
- Việc làm thiếu dân chủ: Ông giám độc họp công nhân phổ biến yêu cầu của mình, cử một đốc công theo dõi, công nhân thiếu phương tiện bảo hộ lao động, lương thấp, công nghiệp kiến nghị không được giám đốc chấp thuận.
- Sự kết hợp dân chủ và kỉ luật ở lớp 9A:
- Mọi người được tự do bàn bạc, không ai đứng ngoài cuộc, lớp đã thành lập đội cờ dỏ để nhắc nhỡ đôn đốc.
- Ở lớp 9A mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện tốt, cuối năm lớp được tuyên dương.
- Việc làm của giám đốc có tác hại: sản xuất giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng.
1.2. Nội dung bài học
- Khái niệm:
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra giám sát những công việc chung đó.
- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của tập thể, của cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc vì mục tiêu chung.
- Biểu hiện của dân chủ và kĩ luật:
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc và tiếp thu ý kiến của cử tri, nhà trường tổ chức cho học sinh góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh, trong các cuộc họp của thôn buôn bà con được tự do phát biểu ý kiến…
- Những việc làm thiếu dân chủ của một số cơ quan nhà nước hiện nay: Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân, không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân, người dân không được biết, được bàn bạc những công việc liên quan đến lợi ích chính đáng của mình…
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau: dân chủ để mọi người phát huy khả năng của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện để phát huy dân chủ.
- Dân chủ và kỉ luật đêm lại lợi ích cho việc phát triển nhân cách của mỗi người và góp phần phát triển xã hội (nêu ví dụ)
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật, các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ.
2. Luyện tập Bài 3 GDCD 9
Qua bài này các em nắm được khái niệm dân chủ, kĩ luật và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Qua đó sẽ hình thành cho em một nếp sống, nếp sinh hoạt có kỉ luật. Trở thành 1 công dân tốt có ích cho xã hội.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Dân chủ là
- A. Mọi người được làm chủ công việc của tập thể
- B. Mọi người được biết, được bàn những công việc chung
- C. Mọi người được thực hiện và được kiểm tra giám sát những công việc chung đó.
- D. A, B, C đúng
-
Câu 2:
Kỉ luật là
- A. Tuân theo những qui định chung của tập thể
- B. Tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng
- C. Làm việc vì mục tiêu chung
- D. A, B, C đúng
-
- A. Hạch sách nhũng nhiễu nhân dân
- B. Nhà trường tổ chức cho học sinh góp ý kiến vào bản nội quy của học sinh
- C. Không tôn trọng và tiếp thu ý kiến nhân dân
- D. Người dân không được biết
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 3 GDCD 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!