Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ giúp các em hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hiểu được những giá trị của truyền thống dân tộc ta. Để từ đó các em có thái độ trân trọng, giữ gìn và kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này. 

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

  • Truyền thống yêu nước được thể hiện qua những lời nói của Bác: Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, vượt qua khó khăn gian khổ, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước

→ Đó là truyền thống yêu nước thiết tha của dân tộc ta.

  • Học trò cụ Chu tuy có người làm quan to nhưng đến ngày mừng thọ cụ vẫn về thăm, họ cư xử đúng mực, đung tư cách của người học trò, lễ phép, kính trọng thầy giáo cũ. Cách cư xử đó thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN.

1.2. Nội dung bài học

  • Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong lịch sử được truyền từ thế hệ náy sang thế hệ khác
  • Học sinh nêu một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • Truyền thống dân tộc có nhiều loại:
    • Truyền thống đạo đức: Yêu nước, thủy chung, nhân nghĩa, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo…
    • Truyền thống lao động: Các nghề truyền thống (Trồng lúa nước, dệt lụa, chạm khắc…)
    • Truyền thống văn hóa nghệ thuật: (lễ hội, trò chơi dân gian, nếp sống, điệu hát…)
  • Những truyền thốngt tốt đẹp: 
    • Phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian: Hội đua voi, đua thuyền, đâm trâu, đấu vật, chọi trâu, ném còn, nấu bánh chưng ngày tết...
    • Nghề truyền thống: Điêu khắc, dệt lụa, mộc mĩ nghệ, đúc đồng…
    • Tập tục lạc hậu: Cờ bạc, ma chay, cưới xin linh đình, tảo hôn…
  • Chúng ta cần học tập, giữ gìn, bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp, vận động mọi người xóa bỏ những tập tục lạc hậu có hại cho đời sống xã hội.
  • Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quí giá. Nó góp phần tich cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy.
  • Chúng ta cần phải tìm hiểu, học tập để kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài tập minh họa

 
 

Câu hỏi 1: Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết.

Trả lời: 

  • Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp.
  • Truyền thống về đạo đức: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo...
  • Truyền thống về nghệ thuật: Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước...
  • Truyền thống về nghề nghiệp: Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ...

Câu hỏi 2: Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca...

Hỏi:

Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.

Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? 

Hướng dẫn trả lời: 

  • Suy nghĩ của bản thân: Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
  • Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi. 

3. Luyện tập Bài 7 GDCD 9

Qua bài học này các em cần:

  • Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
  • Ý nghĩa của truyền thống và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Trách nhiệm của công dân về kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
  • Phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ
  • Tôn trọng, bảo vệ có việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống và phê phán việc làm thiếu tôn trọng, xa rời truyền thống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 9 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 25 SGK GDCD 9

Bài tập 2 trang 25 SGK GDCD 9

Bài tập 3 trang 25 SGK GDCD 9

Bài tập 4 trang 25 SGK GDCD 9

Bài tập 5 trang 25 SGK GDCD 9

4. Hỏi đáp Bài 7 GDCD 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?