Bài 45 Axit axetic

Khi lên men dung dịch rượu etylic loãng người ta thu được giấm ăn, đó là dung dịch axit axetic. Vậy Axit axetic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có tính chất và ứng dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học sau:

Tóm tắt lý thuyết

Axit axetic

Công thức phân tử: C2H4O2

Phân tử khối: 60

1.1. Tính chất vật lí của Axit axetic

Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

1.2. Cấu tạo phân tử của Axit axetic

Mô hình phân tử Axit axetic

Hình 1: Mô hình phân tử của Axit axetic ở dạng rỗng và đặc

  • Công thức cấu tạo: Công thức cấu tạo của axit axetic
  • Công thức rút gọn: CH3 - COOH

  • Nhóm (–COOH) này làm cho phân tử có tính axit

1.3. Tính chất hóa học của Axit axetic

a) Axit axetic có tính chất của một axit không?

  • Axit axetic là một axit hữu cơ mang tính chất của một axit. Tuy nhiên, axit axetic là một axit yếu.
    • Làm hóa hồng quỳ tím
    • Tác dụng với kim loại: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2\(\uparrow\) (có sủi bọt khí không màu)
    • Tác dụng với bazơ: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O (chứng minh phản ứng đã xảy ra bằng cách cho chất chỉ thị màu phenolphtalein vào dung dịch kiềm trước thấy dung dịch màu hồng, sau đó kiềm bị trung hòa bởi axit làm màu hồng nhạt dần rối mất hẳn)
    • Tác dụng với oxit bazơ: 2CH3COOH + CuO (bột, màu đen) → (CH3COO)2Cu + H2O (dung dịch Cu2+ màu xanh lam)
    • Tác dụng với muối: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca  + CO2\(\uparrow\) + H2O (có sủi bọt khí không màu)
  • Một số video tiến hành các phản ứng minh họa cho tính axit của CH3COOH như sau:

Video 1: Axit axetic tác dụng với quỳ, Kim loại, oxit kim loại và muối

Video 2: Axit axetic tác dụng với dung dịch kiềm

b) Axit axetic có phản ứng với rượu etylic không?

  • Cách tiến hành: Các em chú ý quan sát thí nghiệm sau:

Video 3: Rượu etylic tác dụng với Axit axetic

  • Hiện tượng: Trong ống nghiệm có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.
  • Giải thích: Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo etyl axetat theo phản ứng C2H5OH + CH3COOH điều kiện của phản ứng este hóa CH3COOC2H5 + H2O

1.4. Ứng dụng của Axit axetic

ứng dụng của axit axetic

Hình 2: Ứng dụng của Axit axetic

1.5. Điều chế

  • Trong công nghiệp: Điều chế từ Butan theo phương trình

2C4H10+5O2   \(\overset{xt, t^{0}}{\rightarrow}\)  4CH3COOH + 2H2O

  • Để sản xuất giấm ăn người ta thường dùng pp lên men dd rượu etylic loãng 

C2H5OH+O2 \(\overset{men giam}{\rightarrow}\)  CH3COOH+ H2O

1.6. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Axit axetic

Hình 3: Sơ đồ tư duy bài Axit axetic

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Cho 180 gam axit axetic tác dụng với 138 gam rượu etylic (có xúc tác axit). Sau khi phản ứng hoàn toàn đã có 44% lượng axit chuyển thành este. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn:

Lượng axit axetic tham gia phản ứng là: \({m_{C{H_3}COOH}} = 180.\frac{{44}}{{100}} = 79,2(gam)\)

Phương trình phản ứng:

                            CH3COOH + C2H5OH điều kiện của phản ứng este hóa CH3COOC2H5 + H2O

M:                          60               46                                   88

Ban đầu (gam):      180             138                                    0

Phản ứng (gam):    79,2 →  \(\frac{{79,2.46}}{{60}} = 60,72\)  → \(\frac{{79,2.88}}{{60}} = 116,16\)

Như vậy sau phản ứng:

Khối lượng axit axetic còn lại là: 180 - 79,2 = 108,8 (gam)

Khối lượng rượu etylic còn lại là: 138 - 60,72 = 77,28 (gam)

Khối lượng este thu được là: 116,16 (gam)

Bài 2:

Cho 150ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Tính nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu.

Hướng dẫn:

Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

a (mol) →   a (mol) → a (mol)

Gọi số mol NaOH dư là b

Ta có: Tổng số mol của NaOH là: a + b = 0,5.0,1 = 0,05 (1)

Số gam chất rắn khan thu được là: 82a  + 40b = 3,26 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l} a + b = 0,05\\ 82{\rm{a}} + 40b = 3,26 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,03(mol)\\ b = 0,02(mol) \end{array} \right.\)

Nồng độ mol của axit axetic ban đầu là: \({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,03}}{{0,15}} = 0,2(M)\)

3. Luyện tập Bài 45 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

  • Axit axetic có công thức cấu tạo như thế nào?
  • Nó có tính chất và ứng dụng ra sao?

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 45.

Bài tập 5 trang 143 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 143 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 143 SGK Hóa học 9

Bài tập 8 trang 143 SGK Hóa học 9

Bài tập 45.1 trang 54 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.2 trang 54 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.3 trang 54 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.4 trang 55 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.5 trang 55 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.6 trang 55 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.7 trang 55 SBT Hóa học 9

Bài tập 45.8 trang 55 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 45 chương 5 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?