Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Số đo góc, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đo góc
Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là \({180^0}\)
Số đo của mỗi góc không vượt quá \({180^0}\)
1.2. So sánh hai góc
Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.
Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Hai góc bằng nhau ở hình 1 được kí hiệu là \(\widehat {xOy} = \widehat {uIv}\)
Góc sOt lớn hơn góc pIq nếu số đo của góc sOt lớn hơn số đo của góc pIq, ta viết: \(\widehat {sOt}\,\, > \,\,\widehat {pIq}\)
Khi đó, ta còn nói: góc pIq nhỏ hơn góc sOt và viết \(\widehat {pIq}\, < \,\,\widehat {sOt}\)
1.3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù
Góc có số đo bằng \({90^0}\) là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.
Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Ví dụ 1: Một học sinh làm một mặt đồng hồ như hình. Hãy đo để kiểm tra xem đồng hồ đó kẻ đúng hay sai?
Giải
Gọi O là gốc chung của hai kim đồng hồ. Chẳng hạn lúc 3 giờ, kim giờ chỉ số III, kim phút chỉ số XII, ta có góc IIIOXII. Kiểm tra xem các góc IOII, IIOIII, IIIOIV,…có bằng nhau hay không.
Ví dụ 2: Hai lúc mấy giờ đúng kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc \({0^0},\,\,{60^0},\,{90^0},\,{150^0},\,\,{180^0}\)?
Giải
Kim phút và kim giờ tạo thành góc \({0^0}\) lúc 12 giờ
Ví dụ 3: Đổi thành độ, phút:
\(\begin{array}{l}15,{25^0}\\30,{5^0}\end{array}\)
Giải
\(\begin{array}{l}15,{25^0} = 15.\frac{{\,\,{1^0}}}{4} = {15^0}15' = 915'\\30,{5^0} = 30.\frac{{\,\,\,{1^0}}}{2} = {30^0}30' = 1830'.\end{array}\)
Bài tập minh họa
Bài 1: Hãy cho biết mỗi câu sau đây là đúng hay sai?
a) Góc có số đo \({135^0}\) là góc nhọn.
b) Góc có số đo \({75^0}\) là góc tù
c) Góc có số đo \({90^0}\) là góc bẹt
d) Góc có số đo \({180^0}\) là góc vuông
e) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn
f) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù
g) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù
h) Góc nhỏ hơn 1v là góc nhọn
i) Góc tù nhỏ hơn góc bẹt
Giải
Câu đúng là:
h) Góc nhỏ hơn 1v là góc nhọn
i) Góc tù nhỏ hơn góc bẹt
Câu sai là:
a) Góc có số đo \({135^0}\) là góc nhọn.
b) Góc có số đo \({75^0}\) là góc tù
c) Góc có số đo \({90^0}\) là góc bẹt
d) Góc có số đo \({180^0}\) là góc vuông
e) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn
f) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù
g) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù
Bài 2: Cho hình
a. Hãy đọc tên các góc đỉnh O có trong hình đó.
b. Cho biết số đo của góc nhọn đỉnh O, một cạnh là Ot có trong hình đó.
c. Cho biết số đo của góc nhọn đỉnh O, một cạnh là Om có trong hình đó.
d. Hãy đo và cho biết tên của các góc vuông đỉnh O có trong hình đó.
e. Cho biết số đo của các góc tù đỉnh O có trong hình đó.
f. Hãy đo và cho biết tên của góc bẹt đỉnh O có trong hình đó.
Giải
a. Ta có các góc đỉnh O là: mOt, mOz, mOw, mOn, nOt, nOz, nOw, wOt, wOz, zOt.
b. \(\widehat {tOz}\,\, = \,{45^0}\)
c. \(\widehat {mOn}\, = \,{30^0}\)
d. \(\widehat {mO{\rm{w}}}\,\, = \,\,{90^0}\) và \(\widehat {mOz}\,\, = \,{135^0}\)
e. \(\widehat {tOn}\, = \,{150^0}\) và \(\widehat {mOz}\,\, = \,{135^0}\)
f. \(\widehat {tOm}\, = \,{180^0}\)
Bài 3:
a. Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại điểm O và \(\widehat {xOy} = {90^0}\). Hãy đo và cho biết số đo của các góc yOx’, x’Oy’ và y’Ox.
b. Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại điểm O và \(\widehat {xOy} = {30^0}\). Hãy đo và cho biết số đo của các góc yOx’, x’Oy’ và y’Ox.
Giải
a. Các góc đó đều có số đo bằng \({90^0}\)
b. \(\widehat {x'Oy'} = {30^0},\,\,\widehat {x'Oy}\,\, = \,{150^0},\,\,\widehat {xOy'\,}\, = \,\,{150^0}\)
3. Luyện tập Bài 3 Chương 2 Hình học 6
Qua bài giảng Số đo góc này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Biết cách đo góc, so sánh giữa hai góc
- Phân biệt được góc vuông, góc nhọn, góc tù
3.1 Trắc nghiệm về Số đo góc - Hình học 6
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Góc vuông là góc có số đo?
- A. 450
- B. 900
- C. 1350
- D. 1800
-
- A. Góc nhọn
- B. Góc vuông
- C. Góc tù
- D. Góc bẹt
-
Câu 3:
Chọn phát biểu sai
- A. Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800
- B. Góc có số đo 1450 là góc tù
- C. Góc vuông là góc lớn nhất
- D. Góc tù lớn hơn góc nhọn
-
- A. 12 góc
- B. 15 góc
- C. 18 góc
- D. 20 góc
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2 Bài tập SGK về Số đo góc - Hình học 6
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 6 Bài 3 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2
Bài tập 14 trang 79 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 15 trang 80 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 16 trang 80 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 17 trang 80 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 11 trang 84 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 12 trang 84 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 13 trang 85 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 14 trang 85 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 15 trang 85 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 3.1 trang 85 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 3.2 trang 186 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 3.3 trang 86 SBT Toán 6 Tập 2
4. Hỏi đáp về Số đo góc - Hình học 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.