Bài 2: Góc

Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Góc, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Góc

- Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc.

- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

1.2. Số đo góc

- Mỗi góc có một số xác định lớn hơn 0. Góc bẹt có số đo 1800.

- Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau. Hai góc không bằng nhau thì góc nào có số đo lớn hơn là góc lớn hơn.

- Góc vuông có số đo là 900. Góc nhọn có số đo nhỏ hơn 900, góc tù có số đo lớn hơn 900.

1.3. Khi nào thì xOy^+yOz^=xOz^.

- Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz thì: xOy^+yOz^=xOz^.

- Góc kề: Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa cạnh chung.

- Góc phụ: Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bẳng 900

- Góc bù: Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800

Chú ý:

- Với bất kì số m nào, 0m1800 thì trên nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Ox bao giờ cũng có một và chỉ có một tia Oy thoả mãn điều kiện xOy^=m0

- Nếu các tia Oy, Oz cùng thuộc một nửa mặt phẳng, bờ là đường thẳng chứa tia Ox thì

xOy^<xOz^ tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz.


Ví dụ 1: Cho hai đường thẳng  x’x và y’y cắt nhau tại một điểm O. Biết  xOy^=420

a) Tính các góc xOy^;xOy^;xOy^

b) Có nhận xét về độ lớn của các góc nói trên:

Giải

a) Sử dụng quan hệ giữa các góc kề, bù.

xOy^=1380;xOy^=420;xOy^=1380

b) Ta có xOy^=xOy^;xOy^=xOy^

Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc, hợp thành 2 cặp góc bằng nhau.


Ví dụ 2:  Cho bốn tia Ox, Oy, Oz, Ot theo thứ tự ấy và chung gốc O. Hai tia Ox, Ot là  hai tia đối nhau, xOy^=400zOt^=1300

a) Chứng minh tia Oy bằng giữa hai tia Ox và Oz.

b) Tính góc yOz^?

Giải

a) Ta có xOz^=500xOz^>xOy^ Oy nằm giữa Ox, Oz

b) yOz^=100


Ví dụ 3: Năm tia phân biệt, chung gốc O là OA, OB, OC, OD, OE tạo thành các góc kề liên tiếp nhau. Biết AOB^=300,BOC^=800,COD^=700,DOE^=300

a) Biết A, O, D thẳng hàng.

b) Tính góc EOA^?

c) Ba điểm B, O, E có thẳng hàng không?

Giải

a) AOD^=AOB^+BOC^+COD^=300+800+700=1800

b) EOA^DOE^là hai góc kề bù vì điểm D, O, A thẳng hàng (theo câu a):

EOA^=1800300=1500

c)

 EOB^=EOA^+AOB^EOB^=1500+300EOB^=1800

ba điểm B, O, E thẳng hàng.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Biết xOy^=300;yOz^=500. Tính góc xOz^?

Giải

Xét hai trường hợp:

- Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz.

xOz^=xOy^+yOz^xOz^=800

- Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì.

xOy^<zOy^  tia Ox nằm giữa hai tia Oy, Oz.

xOz^=yOz^xOy^xOz^=200


Bài 2: Cho hai góc kề bù xOy và yOz. Biết xOy có số đo lớn hơn số đo góc yOz là 360. Tính số đo mỗi góc.

Giải

xOy^=1080;yOz^=720


Bài 3: Cho hai góc kề bù xOy, yOz. Số đo của góc xOy bằng 27 số đo góc yOz và số đo của góc xOz là 1530. Tính số đo mỗi góc.

Giải

xOy^=340;yOz^=1190

3. Luyện tập Bài 2 Chương 2 Hình học 6

Qua bài giảng Góc này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Khái niệm mặt về góc, số đo góc
  • Biết được khi nào xOy^+yOz^=xOz^

3.1 Trắc nghiệm về Góc - Hình học 6

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 2 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

    • A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc
    • B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt
    • C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau
    • D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau 
    • A. Góc vuông là gó có số đo bằng 900
    • B. Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc nhọn
    • C. Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800
    • D. Góc có số đo nhỏ hơn 1800 là góc tù
    • A. Góc có số đo 1200 là góc vuông 
    • B. Góc có số đo 800 là góc tù
    • C. Góc có số đo 1000 là góc nhọn
    • D. Góc có số đo 1500 là góc tù 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK về Góc - Hình học 6

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 6 Bài 2 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2

Bài tập 7 trang 75 SGK Toán 6 Tập 2

Bài tập 8 trang 75 SGK Toán 6 Tập 2

Bài tập 9 trang 75 SGK Toán 6 Tập 2

Bài tập 10 trang 75 SGK Toán 6 Tập 2

Bài tập 6 trang 82 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 7 trang 82 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 8 trang 82 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 9 trang 82 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 10 trang 83 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 2.1 trang 83 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 2.2 trang 83 SBT Toán 6 Tập 2

Bài tập 2.3 trang 83 SBT Toán 6 Tập 2

4. Hỏi đáp về Góc - Hình học 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?