Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người, vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? Đáp án của câu hỏi này nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 29: An toàn khi sử dụng điện . Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Dòng điện qua cơ thể con người có thể gây nguy hiểm
2.1.1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể con người:
-
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
C1: Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng?
-
Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện.
2.1.2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
-
Dòng điện trên 10mA đi qua người làm cơ co giật rất mạnh, không thể duỗi tay khỏi dây điện khi chạm phải.
-
Dòng điện trên 25mA đi qua ngực gây thương tổn tim.
-
Dòng điện trên 70mA (40V) đi qua cơ thể người làm tim ngừng đập.
⇒ Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế từ 40V trở lên là nguy hiểm đối với con người.
2.2. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
2.2.1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
-
Định nghĩa hiện tượng đoản mạch: Đoản mạch (ngắn mạch ) là hiện tượng chập mạch hay nối tắt.
-
Nhận xét:
-
Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có giá trị cực đại. ( \(I_2\) >> \(I_1\)).
-
-
Tác hại:
-
Cường độ dòng điện tăng quá lớn có thể làm chảy hoặc cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây ra hoả hoạn.
-
Dây tóc bóng đèn bị đứt, dây quấn ở quạt điện bị nóng chảy và đứt, các mạch điện trong máy bị hư hỏng,…
-
2.2.2. Tác dụng của cầu chì:
-
Khái niệm cầu chì: Cầu chì là thiết bị tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3, thì cầu chì nóng lên, chảy ra và đứt, mạch điện tự ngắt
C4: Ý nghĩa của số Ampe ghi trên mỗi cầu chì :
Dòng điện có cường độ vượt quá giới hạn đó thì cầu chì sẽ đứt.
⇒ Dòng điện qua cầu chì \(\leq\) số ghi trên mỗi cầu chì.
2.3. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
-
Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
-
Sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện.
-
Không chạm vào dây pha của mạch điện dân dụng.
-
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách tắt ngay công tắt điện và gọi người cấp cứu.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Dòng điện có thể qua cơ thể người gây co giật là tác dụng ?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng hóa học
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B.
Bài 2:
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
A. Mạch điện có dây dẫn ngắn.
B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn.
C. Mạch điện không có cầu chì.
D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện.
Hướng dẫn giải:
Định nghĩa hiện tượng đoản mạch: Đoản mạch (ngắn mạch ) là hiện tượng chập mạch hay nối tắt.
⇒ Chọn đáp án D.
4. Luyện tập Bài 29 Vật lý 7
Qua bài giảng An toàn khi sử dụng điện này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
-
Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mạch điện có dây dẫn ngắn.
- B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn.
- C. Mạch điện không có cầu chì.
- D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện.
-
- A. Phơi quần áo trên dây điện.
- B. Làm thí nghiệm với dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- C. Lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện.
- D. Làm thí nghiệm với pin hoặc acquy.
-
- A. Tác dụng nhiệt
- B. Tác dụng sinh lí
- C. Tác dụng từ
- D. Tác dụng hóa học
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 29.3 trang 78 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.4 trang 78 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.5 trang 78 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.6 trang 79 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.7 trang 79 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.8 trang 79 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.9 trang 79 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.10 trang 80 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.11 trang 80 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.12 trang 80 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.13 trang 80 SBT Vật lý 7
Bài tập 29.14 trang 80 SBT Vật lý 7
5. Hỏi đáp Bài 29 Chương 3 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!