Mời các em cùng theo dõi và nghiên cứu Bài 18: Hai loại điện tích Nội dung bài giảng giúp các em tìm hiểu về cấu tạo của nguyên tử, về sự tương tác với nhau giữa các điện tích đã xảy ra như thế nào ? Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Hai loại điện tích
2.1.1. Thí nghiệm
-
Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên.
Hai mảnh nilông không hút hay đẩy nhau.
-
Trải hai mảnh nilông xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Cầm thân bút chì nhấc lên
-
Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên trục nhọn để nó có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã cọ xát lại gần nhau
-
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
2.1.2. Kết luận
-
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau
-
Quy ước :
-
Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+)
-
Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-)
-
2.2. Sơ lược cấu tạo nguyên tử
-
Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
-
Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
-
Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
-
Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
-
Kết luận:
-
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
-
Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn
-
2.3. Tổng kết
Bài tập minh họa
Bài 1:
Trước khi cọ xát có phải mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì chúng tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?
Hướng dẫn giải:
-
Trước khi cọ xát mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
Bài 2:
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:
A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
C. Làm cho phòng sáng hơn.
D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B.
-
Tác dụng của các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao là hút các bụi bông trên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
Bài 3:
Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Hai mảnh nilông sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau.
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, khác loại thì đẩy nhau.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án D.
-
Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau
4. Luyện tập Bài 18 Vật lý 7
Qua bài giảng Hai loại điện tích này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau
-
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và elec tron mang điện tích âm quay quanh hạt nhân nguyên tử, nguyên tử trung hoà về điện .
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Vật a và c có điện tích trái dấu
- B. Vật b và d có điện tích cùng dấu
- C. Vật a và c có điện tích cùng dấu
- D. Vật a và d có điện tích trái dấu
-
- A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
- B. Hai thanh nhựa này hút nhau
- C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau
- D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau
-
Câu 3:
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Vật đó mất bớt điện tích dương
- B. Vật đó nhận thêm electron
- C. Vật đó mất bớt êlectrôn
- D. Vật đó nhận thêm điện tích dương
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 18.2 trang 38 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.3 trang 38 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.4 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.5 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.6 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.7 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.8 trang 39 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.9 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.10 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.11 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.12 trang 40 SBT Vật lý 7
Bài tập 18.13 trang 40 SBT Vật lý 7
5. Hỏi đáp Bài 18 Chương 3 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!