Bài 25: Thường biến

Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về khái niệm thường biến, mức phản ứng để từ đó rút ra được mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi trường và những ứng dụng về thường biến và mức phản ứng trong thực tế.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường - Thường biến

  • Thường biến là sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường.
    • Ví dụ:
      • Lá của cây rau mác biến đổi hình dạng tùy theo môi trường sống.
      • Thân và lá của cây dừa cạn thay đổi hình dạng phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.
      • Kích thước của củ su hào to hay nhỏ là do kĩ thuật chăm sóc tốt hay kém.

Sự biến đổi của lá cây bèo tây

  • Thường biến thường biểu hiện đồng loạt, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh và không di truyền được.

1.2. Mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi trường

  • Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Sơ đồ mối quan hệ giữa kiểu hình-kiểu gen-môi trường

Sơ đồ mối quan hệ giữa kiểu hình-kiểu gen-môi trường

  • Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

  • Các tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường.

    • Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng có ảnh hưởng nhiều đến năng suất:

      • Đúng quy trình - năng suất cao

      • Sai quy trình - năng suất thấp

1.3. Mức phản ứng

  • Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (chỉ một gen hoặc một nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
    • Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
  • Ví dụ: Lợn Đại bạch khi được nuôi trong điều kiện chăm sóc đầy đủ thì đạt tối đa khoảng 185kg, trong khi đó nếu nuôi trong điều kiện cho ăn và chăm sóc kém thì chỉ đạt khoảng 100kg.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1

Phân biệt thường biến và đột biến?

Hướng dẫn giải

Thường biến Đột biến

Là những biến đổi về kiểu hình, không thay đổi về kiểu gen nên không di truyền được.

Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST) nên di truyền được.

Biến đổi đồng loạt theo cũng một hướng tương ứng với môi trường nên có ý nghĩa thích nghi, có lợi cho bản thân sinh vật. Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, có thể có lợi hoặc có hai cho bản thân sinh vật.

 

3. Luyện tập Bài 25 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này, các em cần:

  • Trình bày được khái niệm thường biến và mức phản ứng.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi trường.
  • Phân biệt được thường biến và đột biến. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Biến đổi cá thể
    • B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
    • C. Di truyền cho đời sau
    • D. Thay đổi kiểu gen của cơ thể
    • A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
    • B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
    • C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
    • D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền tính trạng có sẵn

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 73 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 73 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 73 SGK Sinh học 9

Bài tập 27 trang 58 SBT Sinh học 9

Bài tập 28 trang 58 SBT Sinh học 9

Bài tập 29 trang 59 SBT Sinh học 9

Bài tập 30 trang 59 SBT Sinh học 9

Bài tập 31 trang 59 SBT Sinh học 9

Bài tập 32 trang 59 SBT Sinh học 9

Bài tập 33 trang 59 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 25 Chương 4 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?