Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 25: Thường biến.
-
Bài tập 1 trang 73 SGK Sinh học 9
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.
-
Bài tập 2 trang 73 SGK Sinh học 9
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng?
-
Bài tập 3 trang 73 SGK Sinh học 9
Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
-
Bài tập 27 trang 58 SBT Sinh học 9
Đặc điểm của thường biến là
A. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.
B. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.
C. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình.
D. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.
-
Bài tập 28 trang 58 SBT Sinh học 9
Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng.
B. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
C. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.
D. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
-
Bài tập 29 trang 59 SBT Sinh học 9
Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
-
Bài tập 30 trang 59 SBT Sinh học 9
Điều nào sau đây không đúng với thường biến?
A. Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen.
B. Thường biến phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
C. Thường biến phát sinh trong đời cá thể không do biến đổi kiểu gen.
D. Thường biến di truyền được.
-
Bài tập 31 trang 59 SBT Sinh học 9
Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
B. Mức phản ứng không được di truyền.
C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
-
Bài tập 32 trang 59 SBT Sinh học 9
Ý không đúng khi quan sát một cây rau dừa nước là
A. khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ.
B. khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn.
C. khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn khúc thân mọc trên bờ và khúc thân mọc ven bờ và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn.
D. khúc thân mọc trên bờ có đường kính lớn và chắc, lá to.
-
Bài tập 33 trang 59 SBT Sinh học 9
Kiểu hình là
A. kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. kết quả sự tác động của kiểu gen.
C. kết quả sự tác động của môi trường.
D. kết quả biểu hiện của đột biến.