Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Trong bài học này các em sẽ tìm hiểu về khái niệm, các dạng đột biến số lượng NST và cơ chế phát sinh các dạng đột biến này. Các em sẽ biết được nguyên nhân của một số bệnh tật di truyền do đột biến này gây ra, đồng thời biết được ý nghĩa của nó đối với di truyền và tiến hóa.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  • Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc tất cả bộ NST.

Đột biến NST số lượng

Đột biến số lượng NST 

1.2. Các dạng đột biến số lượng NST

  • Có 2 dạng đột biến số lượng NST: thể dị bội và thể đa bội. 

1.2.1. Thể dị bội

a. Khái niệm
  • Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi số lượng.

    • Một số dạng thể dị bội phổ biến:
      • 2n-1 (thể một): Mất 1 NST ở một cặp NST
      • 2n+1 (thể ba): Thừa 1 NST ở một cặp NST
      • 2n-2 (thể không): Mất cả 2 NST ở một cặp NST
      • 2n+2 (thể bốn): thừa 2 NST ở một cặp NST
  • Hậu quả của hiện tượng thể dị bội thường gây biến đổi hình dạng, kích thước, màu sắc hoặc gây các hội chứng bệnh ở người (Đao, Tơcnơ...).

Hội chứng Đao

Hội chứng Đao (Bộ NST có 3 NST 21 (2n+1))

Hội chứng Tơcnơ

Hội chứng Tơcnơ (Bộ NST thiếu 1 NST X (2n-1))

b. Cơ chế phát sinh thể dị bội
  • Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng nào đó không phân li đồng đều về các giao tử, kết quả tạo ra 1 giao tử có bộ NST là n+1 và 1 giao tử có bộ NST là n-1. Khi  các giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội.

cơ chế phát sinh thể dị bội

Cơ chế phát sinh thể dị bội

c. Ý nghĩa của hiện tượng dị bội

  • Đối với chọn giống: Có thể sử dụng thể không để được các NST mong muốn vào cơ thể lai.
  • Đối với di truyền học: Có thể sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên NST.
  • Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1

Lúa có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Số lượng NST lớn nhất trong tế bào của Lúa khi xảy ra đột biến thể dị bội có thể là bao nhiêu? Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải

Số lượng NST lớn nhất trong tế bào của Lúa khi xảy ra đột biến thể dị bội là 48. Vì mỗi NST chỉ tăng tối đa thêm 2 NST, tức là gấp đôi số lượng NST của tế bào.

3. Luyện tập Bài 23 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày như thế nào là đột biến số lượng NST.
  • Phân tích được cơ chế phát sinh thể dị bội. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 68 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 68 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 68 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 50 SBT Sinh học 9

Bài tập 5 trang 51 SBT Sinh học 9

Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 9

Bài tập 8 trang 53 SBT Sinh học 9

Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 9

Bài tập 16 trang 56 SBT Sinh học 9

Bài tập 17 trang 57 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 23 Chương 4 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?