Ta đã biết : Sắt và thép là vật liệu từ. Vậy sắt , thép nhiễm từ có giống nhau không ? Tại sao lõi của Nam châm điện là sắt non mà không phải là thép Để trả lờ được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Sự nhiễm từ của sắt và thép
-
Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
-
Trong những điều kiện như nhau, sắt non nhiễm từ mạnh hơn thép. Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
-
Sỡ dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành 1 nam châm nữa.
2.2. Nam châm điện
2.2.1. cấu tạo:
Là ống dây có dòng điện chạy qua và trong có lõi sắt.
2.2.2. Cách tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật:
-
Tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
-
Còn có cách khác cho lõi sắt có hình dạng thích hợp,
-
Tăng khối lượng của nam châm
Bài tập minh họa
Bài 1.
Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua
a. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn có tác dụng từ nữa không?
b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?
Hướng dẫn giải:
a. Không
b. Vì khi ngắt điện, thép còn giữ được từ tính, nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.
Bài 2.
Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.
a. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?
b. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
c. Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật dụng bằng sắt, thép khi đặt gần nó.
Hướng dẫn giải:
a. Được, vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của thanh nam châm thì bị nhiễm từ.
c. Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó, nam châm bị hút.
4. Luyện tập Bài 25 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Sự nhiễm từ của sắt và thép
-
Nam châm điện
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
- B. Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
- C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực điện từ của nam châm điện.
- D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.
-
- A. Thanh thép bị nóng lên.
- B. Thanh thép bị phát sáng.
- C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
- D. Thanh thép trở thành một nam châm.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C3 trang 69 SGK Vật lý 9
Bài tập C4 trang 69 SGK Vật lý 9
Bài tập 5 trang 69 SGK Vật lý 9
Bài tập C6 trang 69 SGK Vật lý 9
Bài tập 25.1 trang 57 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.2 trang 57 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.3 trang 57 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.4 trang 57 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.5 trang 58 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.6 trang 58 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.7 trang 58 SBT Vật lý 9
Bài tập 25.8 trang 58 SBT Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 25 Chương 2 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!