Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ thì nó có tác dụng từ hay không Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Lực từ
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lưc ( gọi tắt là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
2.2. Từ trường
2.2.1. Từ trường
- Kim nam châm đươc gọi là nam châm thử
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện gọi có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường
- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoạc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định
2.2.2. Cách nhận biết từ trường
- Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải bằng các dụng cụ riêng: Dùng nam châm thử,
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có Từ trường
Bài tập minh họa
Bài 1.
Hướng dẫn giải:
Bài 2.
Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
Hướng dẫn giải:
Có thể theo hai cách sau:
4. Luyện tập Bài 22 Vật lý 9
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Lực từ và từ trường
-
Cách nhận biết từ trường
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì
- B. Song song với kim nam châm.
- C. Vuông góc với kim nam châm.
- D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
-
- A. Xung quanh nam châm.
- B. Xung quanh dòng điện.
- C. Xung quanh điện tích đứng yên.
- D. Xung quanh trái đất.
-
Câu 3:
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
- A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
- B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
- C. Dòng điện làm cho kim nam châm lại gần và song song với nó lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
- D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Từ trường
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C4 trang 62 SGK Vật lý 9
Bài tập C5 trang 62 SGK Vật lý 9
Bài tập C6 trang 62 SGK Vật lý 9
Bài tập 22.1 trang 50 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.2 trang 50 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.3 trang 50 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.4 trang 50 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.5 trang 50 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.6 trang 51 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.7 trang 51 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.8 trang 51 SBT Vật lý 9
Bài tập 22.9 trang 51 SBT Vật lý 9
5. Hỏi đáp Bài 22 Chương 2 Vật lý 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!