Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may

Nội dung của Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may dưới đây sẽ giúp các em biết cách phân loại vải dựa theo nguồn gốc và kiểu dệt, các phụ liệu cần thiết của nghề cắt may; biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt may đúng kĩ thuật;... Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vật liệu may

1.1.1. Phân loại vải dựa theo nguồn gốc sợi dệt

Hình 1. Nguồn gốc sợi dệt

Có 3 loại vải:

  • Vải sợi thiên nhiên: vải sợi bông, vải tơ tằm, vải lanh, vải len.
  • Vải sợi hoá học: gồm hai loại là vải sợi nhân tạo (sợi visco, axetat) và vải sợi tổng hợp (sợi nilon, polieste).
  • Vải sợi pha: vải bông pha sợi tổng hợp, vải tơ tằm pha sợi visco…

Tính chất và cách nhận biết các loại vải:

  • Vải sợi bông (cotton), vải tơ tằm (silk) mặc thoáng mát, dễ bị nhàu; khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
  • Vải sợi nhân tạo (visco) mặc thoáng, ít nhàu hơn vải sợi bông; khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
  • Vải sợi tổng hợp (polieste) mặc bí, không nhàu; khi đốt sợi vải, tro vón cục bóp không tan.

1.1.2. Phân loại vải dựa theo kiểu dệt

  • Vải dệt thoi: hình thành do hai hệ sợi ngang và dọc đan liên kết với nhau theo một quy luật nhất định.
Hình 2. Kiểu dệt thoi
(a) Kiểu dệt vân điểm
(b) Kiểu dệt vân chéo
  • Vải dệt kim: hình thành từ một hoặc nhiều hệ sợi đan ngang hoặc đan dọc tạo thành vải nhờ kim tạo vòng sợi.
Hình 3. Kiểu dệt kim
(a) Kiểu dệt trơn
(b) Kiểu dệt trico

1.2. Phụ liệu may

  • Vật liệu liên kết: chỉ
  • Vật liệu dựng: vải dựng, keo dựng (mếch).
  • Vật liệu để gài: khuy, khoá, móc, dây kéo, dây chun.
  • Vật liệu để trang trí: đăng ten, ru băng, hạt cườm.

1.3. Dụng cụ cắt may

1.3.1. Các loại dụng cụ cắt may

Hình 4. Dụng cụ cắt may

  • Thước dây (150cm), thước gỗ (50cm)
  • Phấn may, bút chì, vạch.
  • Dụng cụ sang dấu
  • Kéo to, kéo vừa, kéo nhỏ, kéo bấm.
  • Kim khâu, gối cắm kim, đê.
  • Dụng cụ xâu kim, tháo chỉ.
  • Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là.
Loại dụng cụ Tên dụng cụ
Dụng cụ đo Thước dây, thước gỗ.
Dụng cụ vẽ, sang dấu Phấn may, bút chì, vạch.
Dụng cụ cắt Kéo to, kéo vừa, kéo nhỏ, kéo bấm.
Dụng cụ khâu tay Kim khâu, gối cắm kim, đê; dụng cụ xâu kim, tháo chỉ.
Dụng cụ là Bàn là, gối là, cầu là hoặc chân là.

Bảng 1. Công dụng các loại dụng cụ cắt may

1.3.2. Bảo quản dụng cụ cắt may

  • Thước dây: giữ thước không bị xoắn, nhàu; khi dùng xong phải treo ở nơi cố định.
  • Thước gỗ: giữ thước không bị sứt, gãy.
  • Phấn may: để phấn ở nơi quy định, tránh làm vỡ phấn.
  • Kéo: giữ cho lưỡi kéo luôn sắc, 2 mũi kéo khít để cắt vải gọn và chính xác; không dùng kéo cắt vải để cắt giấy, cắt dây. Dùng xong, để kéo đúng chỗ quy định.
  • Kim khâu: giữ mũi kim luôn nhọn, sắc, tránh rơi vãi gây nguy hiểm.
  • Bàn là điện: chú ý điều chỉnh nấc nhiệt độ phù hợp với loại vải; khi dùng xong để đúng chỗ quy định.

2. Luyện tập Bài 2 Công Nghệ 9 

Sau khi học xong Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may, các em cần ghi nhớ các nội dung:

  • Vật liệu may bao gồm các loại vải và các phụ liệu. Cần lựa chọn vải và phụ liệu may phù hợp với kiểu trang phục và bảo quản đúng kĩ thuật.
  • Cần lựa chọn dụng cụ cắt may có chất lượng tốt, bảo quản cẩn thận để sử dụng chúng co hiệu quả. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 14 SGK Công nghệ 9

Bài tập 2 trang 14 SGK Công nghệ 9

Bài tập 3 trang 14 SGK Công nghệ 9

Bài tập 4 trang 14 SGK Công nghệ 9

3. Hỏi đáp Bài 2 Quyển 1 Công Nghệ 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?