Bài học
-
Nội dung của Bài 1: Giới thiệu nghề cắt may dưới đây nhằm giúp các em biết được vai trò, vị trí của nghề cắt may, những đặc điểm và yêu cầu của nghề này đối với người lao động; triển vọng của nghề;... Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.
-
Nội dung của Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may dưới đây sẽ giúp các em biết cách phân loại vải dựa theo nguồn gốc và kiểu dệt, các phụ liệu cần thiết của nghề cắt may; biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ cắt may đúng kĩ thuật;... Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.
-
Máy may là thiết bị chủ yếu dùng để may ráp tạo sản phẩm may mặc nhanh chóng và đẹp hơn khâu tay rất nhiều. Đây là loại thiết bị được sử dụng phổ biến ở gia đình, ở các lớp dạy nghề cắt may gia dụng. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng và bảo dưỡng máy may đạp chân trong Bài 3: Máy may dưới đây. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.
- Trắc nghiệm Công NghệLớp 9 Bài 3: Máy may
- Giải bài tập Công NghệLớp 9 Bài 3: Máy may
- Thảo luận Công NghệLớp 9 Bài 3: Máy may
-
5 trắc nghiệm 5 bài tập 0 hỏi đáp
-
Sử dụng máy may đúng cách và bảo quản tốt giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, tạo điều kiện để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng của thành phẩm và độ bền của công cụ sản xuất. Vì vậy, để nắm vững các thao tác khi sử dụng máy may, chúng ta làm bài thực hành "Sử dụng và bảo quản máy may" dưới đây. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.
-
Để tạo nên sản phẩm may mặc, người ta phải dùng các kiểu can vải để may ráp các chi tiết của sản phẩm, dùng các kiểu viền vải để viền mép sản phẩm cho mép vải không bị sổ và kết hợp trang trí. Thực hiện các đường may cơ bản đúng kĩ thuật, phù hợp với chi tiết cần may sẽ tạo nên sản phẩm bền và đẹp. Vì vậy, để nắm vững các kiểu can vải và các kiểu viền vải, chúng ta cùng học bài: "Các đường may cơ bản". Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học dưới đây.
-
Để tiến hành cắt may đúng kĩ thuật và có mĩ thuật, người thợ may cần có những kiến thức kĩ thuật chuyên môn nghề nghiệp đồng thời phải có kiến thức kĩ thuật cơ sở nhận biết "Vận dụng một số tiêu chuẩn kĩ thuật vào bản vẽ cắt may". Để có thể thực hiện được sản phẩm theo bản vẽ cắt may, đọc và tìm hiểu những bản vẽ kĩ thuật cắt may trên báo chí, tạp chí,... làm cơ sở để sáng tạo các kiểu quần áo mới, chúng ta cùng học bài: "Bản vẽ cắt may".
- Trắc nghiệm Công NghệLớp 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may
- Giải bài tập Công NghệLớp 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may
- Thảo luận Công NghệLớp 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may
-
5 trắc nghiệm 3 bài tập 0 hỏi đáp
-
Quần đùi và quần dài có cách vẽ, cắt và may tương đối đơn giản, nên được chọn là sản phẩm đầu tay của các em. Để biết cách lấy số đo, tính vải, vẽ, cắt, may quần đùi, quần dài và đạt yêu cầu kĩ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu bài "Cắt may quần đùi - quần dài" dưới đây.
-
Qua bài học trước, chúng ta đã biết cách lấy số đo, tính vải, vẽ, cắt may quần đùi hoặc quần dài theo đúng quy trình. Để vẽ và cắt quần đùi hoặc quần dài theo số đo cho sẵn chính xác, đúng kích thước, may chúng theo đúng quy trình, đường may đẹp, sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật, chúng ta cùng làm bài thực hành: "Cắt may quần đùi, quần dài" dưới đây.
-
Áo tay liền là loại áo có tay được cắt liền với thân áo. Thân áo tay liền có thể may cài khuy hoặc chui đầu với các kiểu cổ áo, các kiểu cầu vai, cầu ngực và các trang trí khác nhau. Để biết cách lấy số đo, tính vải, vẽ, cắt may áo tay liền theo quy trình; vẽ và cắt tạo mẫu trên giấy áo tay liền kiểu chui đầu, chúng ta cùng học bài "Cắt may áo tay liền".
-
Các kiểu cổ áo có thể xếp thành hai dạng: cổ áo có bâu và cổ áo không bâu. Cổ áo không bâu là các kiểu cổ chỉ cắt ở thân áo theo những dạng biến đổi từ cổ tròn cơ bản; cổ tròn rộng, cổ chữ U, cổ vuông. Vòng cổ được may bằng phương pháp viền gấp mép hoặc viền bọ. Vải may nẹp cổ được cắt dựa theo vòng cổ thân áo. Chọn kiểu cổ đẹp, may khéo sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm. Sự thay đổi kiểu mẫu cổ sẽ tạo nên sự đa dạng của áo, làm tôn vẻ đẹp cho người mặc. Để vẽ được một số kiểu cổ áo thông dụng từ kiểu cổ cơ bản, chúng ta cùng nghiên cứu Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu dưới đây để cùng tìm hiểu nội dung chi tiết.
-
Cổ áo có bâu là dạng cổ gồm phần cắt ở thân áo và phần bâu (bản cổ) ráp vào. Tùy theo kiểu bâu mà vòng cổ ở thân áo có thể cắt theo dạng cổ tròn cơ bản, cổ trái tim,... Từ dạng bâu cơ bản có thể thay đổi về chi tiết vòng ngoài và cách trang trí tạo nên nhiều kiểu đa dạng, hợp thời trang, tôn vẻ đẹp cho người mặc. Để biết cách vẽ một số kiểu cổ áo có bâu, cắt may được một kiểu bâu lá sen đúng kĩ thuật, chúng ta cùng nghiên cứu bài: "Cắt may một số kiểu bâu lá sen".
-
Áo liền tay là kiểu áo đơn giản, dễ may, dễ mặc, nếu lựa chọn cổ áo thích hợp thì áo tay liền sẽ là thời trang cho nhiều lứa tuổi, từ sơ sinh đến trung niên, các cụ già,... mặc ấm cúng về mùa đông, thoải mái, mát mẻ về mùa hè,... Để nắm vững quy trình cắt may áo tay liền và chọn được một trong số kiểu cổ áo không bâu và bâu lá sen đã học để may vào áo, cắt may được một áo tay liền cho bản thân với kiểu cổ tùy chọn, chúng ta cùng làm bài thực hành: "Cắt may áo tay liền".
-
Để nắm vững các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương trình Công nghệ lớp 9 phần Cắt may, sử dụng máy may thành thạo rèn kĩ năng để cắt may được các sản phẩm quy định của chương chình và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, chúng ta cùng nghiên cứu bài "Ôn tập".
- Trắc nghiệm Công NghệLớp 9 Bài 13: Ôn tập
- Giải bài tập Công NghệLớp 9 Bài 13: Ôn tập
- Thảo luận Công NghệLớp 9 Bài 13: Ôn tập
-
10 trắc nghiệm 12 bài tập 0 hỏi đáp