Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Nội dung của bài Đo độ dài (tiếp theo)​ dưới đây sẽ giúp các em nắm rõ hơn về những phương thức đo độ dài thường gặp nhất theo đúng quy tắc, biết cách vận dụng vào trong những tình huống thông thường, rèn luyện thói quen trung thực trong việc đọc và ghi kết quả đo số liệu.   Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học. Chúc các em học tốt !

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Thực hành đo độ dài đối với từng vật

  • Hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?  Cần ước lượng và đo thực tế để lấy số liệu.

  • Cách chọn dụng cụ đo  : Chọn thước dây để đo chiều dài bàn hóc sẽ chính xác hơn, vì số lần đo ít hơn chọn thước kẻ đo. Ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.

  • Cách đặt thước đo : Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

  • Cách đặt mắt nhìn và ghi kết quả đo: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  • Thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo:  Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.

2.2. Kết luận: 

  • Khi đo độ dài cần: 

    • Ước lượng độ dài cần đo.

    • Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

    • Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

    • Đặt mằt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

    • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.

Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.

Hướng dẫn giải:

Sau khi kiểm tra lại ta thấy chính xác: độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó.

Bài 2:

Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:

A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất

C. Ước lượng độ dài cần đo.

D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án B.

4. Luyện tập Bài 2 Vật lý 6

Qua bài giảng Đo độ dài​ (tiếp theo) này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo đúng qui tắc.

  • Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về đo độ dài

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 6 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1, C2, C3, C4, C5 trang 9 SGK Vật lý 6

Bài tập C6 trang 9 SGK Vật lý 6

Bài tập C7 trang 9 SGK Vật lý 6

Bài tập C8 trang 9 SGK Vật lý 6

Bài tập C9 trang 10 SGK Vật lý 6

Bài tập C10 trang 11 SGK Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?