Bài 17: Quang hợp

Trong bài học này các em được tìm hiểu về quá trình quang hợp như: Khái niệm quang hợp, các pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp cụ thể đi sâu vào khái niệm, vị trí diễn ra, nguyên liệu, diễn biến và kết quả. Từ đó tìm ra được mối quan hệ giữa hai pha trong quá trình quang hợp.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm quang hợp

  • Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.
  • Phương trình tổng quát :

          6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2

Quá trình quang hợp

  • Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

1.2. Các pha của quá trình quang hợp

Các pha trong quang hợp

a. Pha sáng:

  • Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
  • Vị trí: xảy ra ở màng tilacôit.
  • Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+.
  • Diễn biến: NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
  • Sản phẩm : ATP, NADPH, O2.

b. Pha tối:

  • Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
  • Vị trí: xảy ra trong chất nền của lục lạp.
  • Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
  • Diễn biến: CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat.
  • Sản phẩm: tinh bột, sản phẩm hữu cơ khác.

Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ:

Phân biệt sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối?

Gợi ý trả lời:

Nội dung

Pha sáng

Pha tối

Vị trí

Màng tilacôit

Chất nền của lục lạp

Nguyên liệu

NLAS, H2O, ADP, NADP+

ATP, NADPH, CO2.

Diễn biến

NLAS + H2O + ADP + NADP+ → ATP + NADPH + O2

CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C → cacbohiđrat.

Sản phẩm

ATP, NADPH, O2.

Tinh bột

3. Luyện tập Bài 17 Sinh học 10

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.
  • Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của pha sáng và pha tối.
  • Nêu được mối liên quan giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa hai pha.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 45 trang 104 SBT Sinh học 10

Bài tập 47 trang 104 SBT Sinh học 10

Bài tập 48 trang 105 SBT Sinh học 10

Bài tập 49 trang 105 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 85 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 85 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 85 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 85 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 1 trang 88 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 88 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 88 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 88 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 17 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?