Trong bài này các em được tìm hiểu kiến thức về enzim như thành phần cấu tạo, cơ chế tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim và vai trò quan trọng của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. Các em giải thích được cơ chế chìa khoá ổ khoá trong hoạt động của enzim.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Enzim
- Khái niệm: Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
- Đặc điểm: làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.
a. Cấu trúc:
- Thành phần: chỉ gồm Prôtêin hoặc Prôtêin kết hợp với một chất không phải prôtêin.
- Cấu trúc hóa học: có một vùng chuyên biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là một chỗ lõm hoặc khe hở nhỏ trên bề mặt enzim
- Cấu hình của trung tâm hoạt động phải tương thích với cấu hình không gian của cơ chất.
-
Tên enzim = tên cơ chất + aza
Ví dụ: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…
b. Cơ chế tác động:
- Gồm các bước:
- Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất.
- Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.
- Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn.
- Ví dụ cơ chế hoạt động của enzim saccarozo
- Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
- Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
- Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính của enzim:
-
Nhiệt độ: Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
-
Độ pH: Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.
-
Nồng độ enzim và cơ chất: Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.
-
Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.
-
1.2. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất:
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng, nếu tế bào không có enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì và tốc độ phản ứng xảy ra quá chậm.
- Tế bào có thể điều chỉnh sự chuyển hóa bằng cách điều chỉnh tác động của enzim, theo hướng ức chế hoặc hoạt hóa.
- Khi một enzim bị thiếu, cơ chất sẽ tích lũy lại hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc hại gây nên các triệu chứng bệnh lí, gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.
2. Luyện tập Bài 14 Sinh học 10
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim.
- Trình bày được các cơ chế tác động của enzim.
- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim.
- Giải thích được cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằng các enzim.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Enzim có bản chất là:
- A. Pôlisaccarit
- B. Prôtêin
- C. Mônôsaccrit
- D. Photpholipit
-
- A. Hoạt tính xúc tác mạnh.
- B. Tính chuyên hoá cao.
- C. Bị biến dổi sau phản ứng.
- D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
-
- A. Có tính chuyên hóa cao.
- B. Sử dụng năng lượng ATP.
- C. Có hoạt tính xúc tác mạnh.
- D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 15 trang 97 SBT Sinh học 10
Bài tập 16 trang 97 SBT Sinh học 10
Bài tập 17 trang 98 SBT Sinh học 10
Bài tập 18 trang 98 SBT Sinh học 10
Bài tập 19 trang 98 SBT Sinh học 10
Bài tập 20 trang 99 SBT Sinh học 10
Bài tập 21 trang 99 SBT Sinh học 10
Bài tập 22 trang 99 SBT Sinh học 10
Bài tập 23 trang 100 SBT Sinh học 10
Bài tập 1 trang 77 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 77 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 77 SGK Sinh học 10 NC
3. Hỏi đáp Bài 14 Chương 3 Sinh học 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!