Bài tập SGK Toán 12 Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số.
-
Bài tập 1 trang 9 SGK Giải tích 12
Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:
a) \(y = 4 + 3x - x^2\).
b) \(y =\frac{1}{3} x^3 + 3x^2 - 7x - 2\).
c) \(y = x^4 - 2x^2 + 3\).
d) \(y = -x^3 + x^2 - 5\).
-
Bài tập 2 trang 10 SGK Giải tích 12
Tìm các khoảng đơn điệu của các hàm số:
a) \(y = \frac{{3x + 1}}{{1 - x}}\).
b) \(y = \frac{{{x^2} - 2x}}{{1 - x}}\).
c) \(y = \sqrt {{x^2} - x - 20} \).
d) \(y = \frac{{2x}}{{{x^2} - 9}}\).
-
Bài tập 3 trang 10 SGK Giải tích 12
Chứng minh rằng hàm số \(y=\frac{x}{x^{2}+1}\) đồng biến trên khoảng (-1;1) và nghịch biến trên các khoảng \((-\infty; -1)\) và \((1 ; +\infty)\).
-
Bài tập 4 trang 10 SGK Giải tích 12
Chứng minh rằng hàm số \(y=\sqrt{2x-x^{2}}\) đồng biến trên khoảng \((0 ; 1)\) và nghịch biến trên các khoảng \((1 ; 2)\).
-
Bài tập 5 trang 10 SGK Giải tích 12
Chứng minh các bất đẳng thức sau:
a) \(\tan x > x (0 < x <\frac{\pi }{2} )\)
b) \(\tan x > x +\frac{x^3}{3} (0 < x < \frac{\pi }{2})\)
-
Bài tập 4 trang 8 SGK Giải tích 12 nâng cao
Với các giá trị nào của a hàm số y = ax - x3 nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?
-
Bài tập 5 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Tìm các giá trị của tham số a để hàm số: \(f(x)=\frac{1}{3}x^3+ax^2+4x+3\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
-
Bài tập 7 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Chứng minh rằng hàm số: f(x) = cos2x - 2x + 3 nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
-
Bài tập 8 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Chứng minh các bất đẳng thức sau:
a) \(\sin x < x\) với mọi x > 0, \(\sin x > x\) với mọi x < 0.
b) \(\cos x > 1 - \frac{{{x^2}}}{2}\) với mọi \(x\neq 0\)
c) \(\sin x > x - \frac{{{x^3}}}{6}\) với mọi x > 0;
\(\sin x < x - \frac{{{x^3}}}{6}\) với mọi x < 0
-
Bài tập 9 trang 9 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Chứng minh rằng
\(sinx +tanx > 2x\) với mọi \(x\in \left ( 0;\frac{\pi }{2} \right )\)
-
Bài tập 10 trang 9 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Số dân của một thị trấn sau t năm kể từ năm 1970 ước tính bởi công thức \(f(t)=\frac{26t+10}{t+5}\)(f(x) được tính bằng nghìn người)
a) Tính số dân của thị trấn vào đầu năm 1980 và đầu năm 1995
b) Xem f là một hàm số xác định trên nữa khoảng \([0; +\infty )\). Tính f'(t) và xét chiều biến thiên của f trên nữa khoảng \([0; +\infty )\).
c) Đạo hàm của hàm số f biểu thị tốc độ tăng dần số cảu thị trấn (tính bằng nghìn người/ năm)
- Tính tốc độ tăng dân số vào đầu năm 1990 của thị trấn
- Tính tốc độ tăng dân số được dự kiến vào năm 2008.
- Vào năm nào thì tốc độ tăng dân số là 0,125 nghìn người/ năm.
-
Bài tập 1.1 trang 7 SBT Toán 12
Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:
a) \(y = 3{x^2} - 8{x^3}\);
b) \(y = 16x + 2{x^2} - \frac{{16}}{3}{x^3} - {x^4}\);
c) \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x\);
d) \(y = {x^4} + 8{x^2} + 5\)