50 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Hình học 11 có đáp án

Câu 1. Cho hình thoi ABCD có tâm O (như hình vẽ), Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Phép quay tâm O, góc \(\frac{\pi }{2}\) biến tam giác OBC thành tam giác OCD

B. Phép vị tự tâm O, tỷ số k = - 1 biến tam giác ABD thành tam giác CDB

C. Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {AD} \) biến tam giác ABD thành tam giác DCB

D. Phép vị tự tâm O, tỷ số k = 1 biến tam giác OBC thành tam giác ODA

Lời giải

Đáp án B

p án A sai vì B không thành C qua phép biến hình

p án C sai vì D không thành B qua phép biến hình

p án D sai vì phép vị tự tỷ số k = 1 là phép đồng nhất

Câu 2. Cho \(\overrightarrow v \left( { - 1;5} \right)\) và điểm M'(4;2). Biết M' là ảnh của M qua phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow v }}\).Tìm M.

A. M(-4;10).              B. M(-3;5).                 C. M(3;7).                  D. M(5;-3).

Lời giải

Đáp án D

Ta có \({T_{\overrightarrow {\rm{v}} }}({\rm{M}}){\rm{ = M'}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\rm{x = x' - a}}\\
y = y' - b
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\rm{x = }}5\\
y =  - 3
\end{array} \right.\) vậy M(5;-3).

Câu 3. Cho hai đường thẳng song song d và d'. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

A. Cả ba khẳng định trên đều đúng

B. Có đúng một phép tịnh tiến biến d thành d'

C. Có vô số phép tịnh tiến biến d thành d'

D. Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v\) có giá vuông góc với đường thẳng d biến d thành d'

Lời giải

Đáp án C

Câu 4. Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( {1;2} \right)\) biến A(2;5) thành điểm?

A. A'(3;-7).                B. A'(3;7).                   C. A'(-3;5).                D. A'(-3;-7)

Lời giải

Đáp án B

Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow u \left( {a,b} \right)\) biến A(x;y) thành \(A'\left( {x + a;y + b} \right)\).

Câu 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v  = \left( { - 3;2} \right)\) biến điểm A(1;3) thành

điểm A' có tọa độ:

A. (1;3)                         B. (-4;-1)                     C. (-2;5)                      D. (-3;5)

Câu 6. Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy cho véctơ \(\overrightarrow v  = \left( { - 1;2} \right)\) điểm A(3;5). Tìm tọa độ của các điểm A' là ảnh của A qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v\).

A. A'(2;7)                   B. A'(-2;7)                 C. A'(7;2)                   D. A'(-2;-7)

Lời giải

Đáp án A

Giả sử \(A'\left( {a;b} \right) = {T_{\overrightarrow v }}\left( A \right) \Rightarrow \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow v  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a - 3 =  - 1\\
b - 5 = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b = 7
\end{array} \right. \Rightarrow A'\left( {2;7} \right)\)

Câu 7. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho véctơ \(\vec v = \left( {l; - 2} \right)\) và điểm A(3;1). Ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\vec v\) là điểm A' có tọa độ

A. A'(-2;-3)                 B. A'(2;3)                    C. A'(4;-1)                 D. A'(-1;4)

Lời giải

Đáp án C

Ta có: \({T_{\vec v}}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {A{\mkern 1mu} A'}  = \vec v \Leftrightarrow A'\left( {4; - 1} \right)\)

Câu 8. Cho điểm M(2;-3) và \(\overrightarrow v  = \left( {4;1} \right)\). Tìm tọa độ điểm M' là ảnh của M qua phép tịnh tiến \(\overrightarrow v\).

A. M'(-2;-4).            B. M'(6;-2).               C. M'(2;4).                 D. M'(-2;6).

Lời giải

Đáp án B

Ta có: M' là ảnh của M qua phép tịnh tiến \(\overrightarrow v\) nên: \(\left[ \begin{array}{l}
{x_{M'}} = {x_M} + 4 = 6\\
{x_{M'}} = {y_M} + 1 =  - 2
\end{array} \right. \Rightarrow M'\left( {6; - 2} \right)\).

Câu 9. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow v  = \left( { - 3;2} \right)\) biến điểm A(1;3) thành điểm A' có tọa độ

A. (1;3).

B. (-4;-1).

C. (-2;5).

D. (-3;5).

Lời giải

Đáp án C

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
{x_{A'}} =  - 3 + 1 =  - 2\\
{y_{A'}} = 2 + 3 = 5
\end{array} \right.\) suy ra A'(-2;5).

Câu 10. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ , cho hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right):2x - 3y + 1 = 0\) và \(\left( {{d_2}} \right):x + y - 2 = 0\). Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến d1 thành d2

A. Vô số                       B. 0                               C. 1                               D. 4

Lời giải

Đáp án B

Các vector chỉ phương của (d1) và (d2): \(\overrightarrow {{u_1}}  = \left( {3;2} \right),\overrightarrow {{u_2}}  = \left( {1;1} \right) \Rightarrow \overrightarrow {{u_1}}  \ne k\overrightarrow {{u_2}}  \Rightarrow \left( {{d_1}} \right)\) không song song với (d2)

Phép tịnh tiến biến đường thằng thành đường thẳng song song với chính nó. Do đó ko tồn tại phép tịnh tiến biến (d1) thành (d2)

 

{-- xem đầy đủ nội dung 50 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Hình học 11 có đáp án ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 50 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Hình học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể thử sức với các đề kiểm tra 1 tiết sau đây :

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?