5 Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018

ĐỀ SỐ 1:

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT THANH  BÌNH 2

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học 2017 − 2018

Môn: Địa lý - Lớp: 12

Ngày kiểm tra:................................

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Cận xích đạo gió mùa                                  B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh   D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Câu 2: Mùa đông không còn rõ rệt ở:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ                            B. Đồng bằng Bắc Bộ

C. Vùng núi phía Bắc                                        D. Bắc Trung Bộ

Câu 3: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :

A. Tây Nguyên và Nam Bộ.                              B. Nam Bộ.

C. Phía Nam đèo Hải Vân.                                D. Trên cả nước.

Câu 4: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là:

A. Đời rừng gió mùa nhiệt đới                         B. Đời rừng xích đạo

C. Đời rừng nhiệt đới                                        D. Đới rừng gió mùa cận xích đạo

Câu 5: Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :

A. Rạch Giá.                 B. Cà Mau.                   C. Hà Tiên.                   D. Móng Cái.

Câu 6: Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên.

A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông.

B. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.

C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.

D. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

Câu 7: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của:

A. Frông lạnh vào mùa thu - đông

B. Các dãy núi đâm ngang ra biển

C. Gió phơn Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ

D. Bão đến tương đối muộn so với miền Bắc

Câu 8: Đặc điểm cơ bản của Biển Đông ít có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta là:

A. Đặc điểm hải văn thể hiện rõ đặc tính của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

C. Hình dạng tương đối khép kín

D. Vùng biển rộng, có đặc tính nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 9: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở:

A. Đông Bắc                 B. Bắc Trung Bộ          C. Tây Bắc                    D. Đồng bằng Bắc Bộ

Câu 10: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do gió:

A. Mậu dịch nửa cầu Nam                                B. Mậu dịch nửa cầu Bắc

C. Tây Nam từ vịnh Tây Bengan                     D. Đông Bắc

Câu 11: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

ĐỊA ĐIỂM

LƯỢNG MƯA (mm)

LƯỢNG BỐC HƠI (mm)

CÂN BẰNG ẨM (mm)

HÀ NỘI

1676

989

+ 687

HUẾ

2868

1000

+ 1868

TP.HỒCHÍ MINH

1931

1686

+ 245

  Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên

A. Lượng bốc hơi tăng dần từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh

B. Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh luôn dương.

C. Cân bằng ẩm cao nhất là ở Huế, thứ hai là Hà Nội, thứ ba là Hồ Chí Minh

D. Lượng mưa tăng dần từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh

Câu 12: Mưa phùn là loại mưa :

A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.

C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 13: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông?

A. Gió Đông Bắc                                                B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc

C. Gió mậu dịch nửa cầu nam                          D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan

Câu 14: Nửa sau mùa đông,gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì:

A. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn  B. Gió càng về gần phía nam.

C. Gió thổi lệch về phía đông, qua biển         D. Gió di chuyển về phía đông

Câu 15: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là :

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

D. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

Câu 16: Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

A. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.

B. Mùa mưa ở Nam Trung Bộ chậm hơn.

C. Mùa mưa của Nam Trung Bộ sớm hơn.

D. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận Xích đạo.

Câu 17: Nếu ở chân núi phía tây của núi Chư Yang Sin có nhiệt độ là 20,40C thì theo quy luật đai cao, nhiệt độ ở chân núi phía đông này sẽ là

A. 320C                        B. 300C                                C. 350C               D. 250C

Câu 18: Biển Đông là một vùng biển:

A. Có đặc tính nóng ẩm                                    B. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa

C. Mở rộng ra Thái Bình Dương                      D. Không rộng

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ 160 B trở vào):

A. Về mùa đông không có mưa phùn              B. Quanh năm nóng

C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C   D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu 20: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

ĐỀ SỐ 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH

        TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

 

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI : ĐỊA LÝ - KHỐI 12

Thời gian làm bài : 50'
Ngày thi : 15/12/2017

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

PHẦN CHUNG (DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH)

Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí

   A. nằm ở bán cầu Bắc.

B. nằm trong vùng nội chí tuyến.

   C. nằm ở bán cầu Đông.

D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân góp phần làm cho tài nguyên biển bị cạn kiệt?

   A. Nuôi trồng thủy sản.

 B. Đánh bắt thủy sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Giao thông vận tải.

Câu 3: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc là

   A. địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

B. hình dáng lãnh thổ và địa hình.

   C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.

D. khí hậu và địa hình.

Câu 4: Ở nước ta quá trình xâm thực xảy ra mạnh ở

   A. đồng bằng.

B. miền đồi núi.

C. miền đồi trung du.

D. cao nguyên.

Câu 5: Ở nước ta có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên tính đến năm 2007?

   A. 67.

B. 65.

C. 63.

D. 61.

Câu 6: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì

   A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

   B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi.

   C. cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

   D. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi,...

Câu 7: Vùng đất là

   A. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

   B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

   C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.

   D. phần đất liền giáp biển.

Câu 8: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng khoảng

   A. 4,0 triệu km2.

B. 1,0 triệu km2.

C. 3,0 triệu km2.

D. 2,0 triệu km2.

Câu 9: Vùng nào sau đây có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới?

   A. Các cao nguyên vùng Trường Sơn Nam.

B. vùng núi cao Tây Bắc.

   C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. Các cánh cung Đông Bắc.

Câu 10: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

   A. trong năm Mặt Trời qua thiên đỉnh 2 lần.

   B. hằng năm nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.

   C. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

   D. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao hơn đường chân trời.

Câu 11: Ranh giới phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta là

   A. dãy Tam Điệp.

B. dãy Bạch Mã.

C. dãy Hoành Sơn.

D. dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 12: Đây là biện pháp cần thực hiện để sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

   A. Phòng chống ô nhiễm nước.

   B. Phát triển du lịch sinh thái.

   C. Tránh lãnh phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

   D. Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên khoáng sản.

Câu 13: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là

   A. đới rừng nhiệt đới.

B. đới rừng gió mùa cận xích đạo.

   C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

D. đới rừng xích đạo.

Câu 14: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn lãnh thổ nước ta (trừ các vùng núi cao) đều lớn hơn

   A. 230C.

B. 210C.

C. 200C.

D. 220C.

Câu 15: Loại đất chính của vùng đồi núi nước ta là

   A. đất phèn.

B. đất xám bạc màu.

C. đất feralit.

D. đất badan.

ĐỀ SỐ 3:

SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018

Môn: Địa lý 12

Thời gian làm bài: 50 phút

             

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1: Mùa bão ở nước ta từ tháng

A. 6 – 11.                        B. 5 – 12                         C. 5 – 10.                        D. 7 – 12.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu ra sự gây mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta?

A. Diện tích rừng bị thu hẹp.                               B. Chất thải từ khu quần cư.

C. Hoạt động khai khoáng                                   D. Khí thải từ hoạt động giao thông.

Câu 3: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình ở vùng

A. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.           B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Tây Bắc và Đông Bắc.                                     D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

Câu 4: Vùng đồng bằng nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn cát chảy cát bay?

A. Đồng bằng Sông Hồng.                                  B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                        D. Đồng bằng Nam Bộ.

Câu 5: Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc

A. sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường

B. chống ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ tài nguyên rừng

C. phòng chống biến đổi khí hậu và chống ô nhiễm môi trường không khí

D. đảm bảo chất lượng môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung.

A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

B. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Con Voi, Tam Điệp

C. Bắc Sơn, Tam Đảo, Đông Triều, Con Voi

D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Con Voi, Tam Đảo

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây thể hiện Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích.

C. Đồi hình núi chiếm núi chiếm 1% diện tích.

D. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc –Đông Nam.

Câu 8: Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì  và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất  rừng là quy định về nguyên tắc quản lí

A. rừng phòng hộ                                                   B. rừng đặc dụng.         

C. rừng sản xuất.                                                    D. rừng đầu nguồn.

Câu 9: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có

A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.               B. tính chất nhiệt đới giảm dần.

C. nhiều loại thực vật cận xích đạo hơn.                                 D. đồng bằng mở rộng hơn.

Câu 10: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

A. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.                          

B. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

C. đồi núi thấp chiếm ưu thế.                             

D. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

Câu 11: Nguyên nhân làm cho thiên nhiên vùng đồi núi phân hóa Đông - Tây rất phức tạp chủ yếu do tác động

A. gió mùa và độ cao địa hình.                           B. độ cao địa hình và vị trí địa lí.

C. vị trí địa lí và hướng các dãy núi.                  D. hướng các dãy núi và gió mùa.

Câu 12: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (⁰C)

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (⁰C)

Nhiệt độ trung bình năm (⁰C)

Biên độ nhiệt trung bình năm (⁰C)

Lạng Sơn

13.3

27

21.2

13.7

Hà Nội

16.4

28.9

23.5

12.5

Vinh

17.6

29.6

23.9

12

Huế

19.7

29.4

25.1

9.7

Quy Nhơn

23

29.7

26.8

6.7

TP.HCM

25.8

27.1

27.1

1.3

Nhận xét nào dưới đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ bắc vào nam

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam

C. Càng về phía nam, biên độ nhiệt trung bình năm càng ngày càng chênh lệch lớn

D. hiệt độ trung bình tháng 7 không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần 5 Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?