SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT Môn: Ngữ Văn – LỚP 12
Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ướcmơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm nữa là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2012, tr43 -44)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
4. Theo anh/chị cần làm gì để biến ướcmơ thành hiện thực? Trả lời bằng 1 đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng.
II. LÀM VĂN
1. Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Hãy tìm ra ướcmơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”
2. Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
---------HẾT---------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
1. Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận/phương thức nghị luận
2. Phép tu từ: so sánh
– Tác dụng: chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ướcmơ của mình thành hiện thực.
3. Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực
– Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ của mình.
4. Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể nêu một số ý sau:
– Cần trang bị kiến thức, kỹ năng sống
– Nỗ lực phấn đấu, không nản lòng trước những khó khăn, thất bại trên hành trình thực hiện ước.mơ
Phần II. LÀM VĂN
1.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. “Hãy tìm ra ướcmơ….. đợi chờ được đánh thức”
c. Triển khai vấn đề được nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
Giải thích:
“Ước-mơ cháy bỏng” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được
- “nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…” : Biết lắng nghe và khích lệ những ước-mơ của bản thân
– Nội dung ý kiến: Hãy biết ước-mơ và hiện thực nó bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và khả năng của mình.
2.
Mỗi công dân có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn
( Vân chữ, Lê Đạt)
“Vân chữ” chính là phong cách nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách độc đáo. Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình, chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo của Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc – băn hùng ca, cũng là bản tình ca về Cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc, một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc, phải kể đến khổ thơ:
Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Tố Hữu là một tác gia có vị trí quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu cho Cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc. Tập thơ Việt Bắc là một trong những bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi,
Mở đầu bài thơ là lời nhắn nhủ gợi khắc của đồng bào chiến khu. Lời nhắn nhủ chan chứa yêu thương, nhưng nhớ và phảng phất không khí li biệt của những lứa đôi từng in dấu trong ca dao, dân ca, giao duyên, giã bạn:
Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồn
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Cán bộ về xuôi, đồn bào Việt Bắc, kẻ ở, người đi đã xưng hô một cách mộc mạc, giản dị thân thiết; “ta – mình”. Đó là cách xưng hô quen thuộc của những lứa đôi mà ta thấy trong lối nói của người Việt xưa. Cách xưng hô như vậy thắm thiết yêu thương gợi nhớ những khúc hát tình nghĩa trong ca dao dân ca. Nhắc đến mình ta là nhớ tới:
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Là không thể quên:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình
Chữ trung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình
Với cách xưng hô ”ta – mình”, dường như Tố Hữu đã đem tất cả kí ức yêu thương tình nghĩa để phổ vào cuộc chia tay Việt Bắc giữa đồng bào kháng chiến với đồng bào chiến khu. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại bỗng ùa về trong dáng dấp của cuộc biệt li giữa những đôi lứa yêu nhau. Cuộc ân tình cách mạng đã hóa thành hàng loạt lời hỏi tha thiết vừa để dò hỏi, khám phá sự nhắn nhủ của cán bộ về xuôi, vừa để tỏ bày nỗi nhớ niềm thương đang đong đầy cõi lòng mình. Âm điệu thơ, lời thơ vừa xao xuyến, bâng khuâng vừa da diết khắc khoải. Bao kỉ niệm, nghĩa tình suốt 15 năm gắn bó ghim lại trong mấy chữ tha thiết, mặn nồng. Nỗi nhớ, niềm thương da diết trong lòng người ở lại không chỉ ở bên trong những câu hỏi mà còn kín đáo thể hiện nghệ thuật điệp. Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc đan kết vào nhau khiến điệu thơ da diết, quyến luyến, hằn sâu một nỗi nhớ thương. Đặc biệt là từ nhớ điệp lại bốn lần. Có phải chăng nhớ thương như lớp sóng biển dào dạt, vô hồi, vô hạn?
Đáp lại lời nhắn nhủ tha thiết của đồng bào chiến khu là sự im lặng lắng nghe của đồng bào miền xuôi. Im lặng mà cõi lòng bồi hồi xúc động: Tiếng ai tha thiết bên cồn. Người ở lại gợi nhắc niệm tha thiết, mặn nồng, người ra đi lắng nghe được Tiếng ai tha thiết bên cồn. Kẻ ở, người đi thực sự tâm đầu, ý hợp, trái tim có lẽ đã hòa chung một nhịp nên mới có sự hiểu thấu đồng điệu như vậy. Đại từ phiếm chỉ ai được dùng thật khéo léo. Nó gợi nhắc bao áng ca dao, dân ca da diết, nhớ thương, nhung nhớ:
Nhớ ai ra ngần vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai
Hoặc
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy
Tâm trạng người đi được biểu đạt một cảm động:
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Câu thơ tám chữ ngắt nhịp 4/4 chia hai vế cân xứng. Một vế bộc lộ nội tâm, một vế bộc lộ dáng vẻ. Tất cả cùng chung cảm xúc lưu luyến nhớ thương. Cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến; bước chân bồn chồn bối rối
Khúc thơ đầu khép lại một cảnh chia tay đầy bịn rịn:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Hình ảnh đổng bào Việt Bắc trong buổi chia li hiện lên qua cái nhìn của cán bộ kháng chiến thật giản dị, gần gũi với màu áo tràm thân thương. Màu áo tràm ấy ghi dấu truyền thống nghĩa tình thủy chung của đồng bào chiến khu. Câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay gợi cảnh chia tay đầy xúc động. Đồng bào và cán bộ, kẻ ở người đi, tay trong tay trao hơi ấm, yêu thương, quyến luyến, bịn rịn không nỡ, buông rời. Có khác nào nỗi biệt li của những lứa đôi yêu nhau thắm thiết:
Nhủ rồi nhủ rồi lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng
(Chinh phụ ngâm)
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017, Trường THPT Lộc Phát. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017, Trường THPT Lộc Phát, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.