SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn – LỚP 12
Thời gian 90 phút (không kể giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Ya Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con cái?
Câu 3. Anh/chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình” và “năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: Đã là con người thì phải lao động. Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)?
---------HẾT---------
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Mở bài
– Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn, thấm đượm tình đồng bào đồng chí.
– “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất, xuất sắc nhất, làm nên tên tuổi của Quang Dũng; đồng thời được coi là “đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa của nền thơ ca kháng chiến”. Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
– Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.
2. Thân bài:
a/ Vài nét chung về những người lính Tây Tiến:
– Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là những chàng trai Hà thành, xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông
– Nêu phạm vi hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị.
b/ Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ:
* Hào hùng là vẻ đẹp mang phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí.
* Biểu hiện trong bài thơ:
- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ:
+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cáichết luôn cận kề.
+ Trên cái phông nền đó, ta càng thấy rõ hơn vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến. Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật, thể hiện qua cách nói
vừa táo bạo vừa tinh nghịch “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”, “bỏ quên đời”…
- Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu luôn chói ngời, bất chấp cả sự sống và tuổi trẻ của bản thân mình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – coi cái
chết nhẹ tựa lông hồng.
- Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: hi sinh của những người línhTây Tiến.
c/ Vẻ đẹp hào hoa
- Là vẻ đẹp lãng mạn của tâm hồn con người
- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuôi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).
- Họ nhạy cam trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).
– Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Hoặc vẻ đẹp của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ).
d/ Nghệ thuật xây dựng và khắc họa hình tượng:
– Bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với cảm hứng lãng mạn.
– Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt
– Cách nói giảm, nói tránh, thủ pháp đối lập
– Giọng điệu hào hùng, bi tráng
3. Kết bài:
– Nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa chân thực và sinh động vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến – những con người ưu tú của đất Việt, những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho lớp trẻ noi theo.
– Khẳng định tài hoa của Quang Dũng và sức sống bền bỉ của bài thơ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017, Sở GD&ĐT Nam Định, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.