SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
| KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút
|
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng.
Câu 2: Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
C. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.
D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
B. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn.
C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
D. Tổ chức các lớp học giáo lý cho người theo đạo.
Câu 4: Hợp đồng lao động có hiệu lực khi
A. hai bên đã đặt bút ký.
B. từ ngày hai bên ký kết hợp đồng lao động.
C. người lao động đã đồng ý nhận làm việc.
D. người sử dụng lao động đã đồng ý nhận lao động.
Câu 5: H và M là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm C. Cả hai cùng đạt doanh thu cao nên đều được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, H bị loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này, Giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Kinh doanh. C. Kinh tế. D. Lao động.
Câu 6: Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc X và cô V. B. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
C. Vợ chồng Giám đốc X. D. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Quyết định của UBND tỉnh A về việc phê duyệt kế hoạch năm học 2017 - 2018 của giáo dục THPT tại địa phương.
C. Quyết định của UBND tỉnh A về việc thành lập ban chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 tại địa phương.
D. Quyết định của UBND tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau.
B. Ai muốn làm gì thì làm.
C. Người chồng làm trụ cột và quyết định mọi việc.
D. Người vợ quyết định công việc trong gia đình.
Câu 9: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với anh A do anh A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ tại ngã tư. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 10: Phương châm nào sau đây không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo với đạo pháp và dân tộc?
A. Kính Chúa yêu nước. B. Buôn thần bán thánh.
C. Lợi đạo ích đời. D. Tốt đời đẹp đạo.
Câu 11: Trong khi tuần tra, anh A là cảnh sát khu vực phát hiện B và C đang trộm cắp tài sản của ông H, anh A đã bắt được B còn C bỏ chạy không bắt được. Sáng hôm sau trên đường đến cơ quan anh A phát hiện C đang ngồi uống cà phê, anh A đã cùng đồng đội bắt được C. Trong trường hợp này, việc bắt C là hành vi
A. bắt người đúng theo quy định của pháp luật.
B. xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
D. bắt người trái pháp luật.
Câu 12: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát trừ trường hợp
A. bỏ trốn. B. phạm tội quả tang. C. đang bị truy nã. D. đang đi nghỉ dưỡng.
Câu 13: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy của mình, T đã trói và nhốt B trong nhà kho. Việc làm của T đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 14: Bình thường khi tỉnh táo thì ông B ít nói, chăm chỉ làm việc và thương yêu vợ con nhưng mỗi khi uống rượu say ông lại đánh chửi vợ con chạy khắp xóm. Trong trường hợp này ông B đã vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ
A. vợ chồng và con cái. B. thân thiết giữa vợ và chồng.
C. tình cảm giữa vợ và chồng. D. nhân thân giữa vợ và chồng.
Câu 15: Nghĩa vụ quan trọng nhất của công dân khi thực hiện kinh doanh là
A. bảo vệ người tiêu dùng. B. bảo vệ môi trường
C. nộp thuế đầy đủ. D. thực hiện phòng cháy chữa cháy.
Câu 16: Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
C. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1. (1,5 điểm): Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Bình đẳng trong gia đình có làm xóa đi ranh giới giữa các thành viên trong gia đình không?
Câu 2. (3 điểm): Vì sao nói pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với công dân?
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 trường THPT Ngô Lê Tân, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!