TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD ----0---- ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Họ, tên học sinh:................................................…………......... Lớp:
Số báo danh..........…………..........…………
Câu 1: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Luật Hành chính. B. Quy định của dòng họ.
C. Luật Doanh nghiệp. D. Nghị định của Chính phủ.
Câu 2: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 3: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính giới hạn về phạm vi thực hiện pháp luật.
C. Tính tự nguyện, tự ý thức.
D. Tính vi phạm phổ biến.
Câu 4: Bình đẳng trong quan hệ tài sản riêng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. người có tài sản riêng bắt buộc phải nhập tài sản đó vào tài sản chung.
B. vợ, chồng phải tôn trọng và không xâm phạm đến tài sản riêng của nhau.
C. chỉ người chồng mới có quyền có tài sản riêng.
D. vợ, chồng không được quyền có tài sản riêng.
Câu 5: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi
A. hợp thức của các cá nhân, tổ chức. B. phù hợp của các cá nhân, tổ chức.
C. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. D. hợp lí của các cá nhân, tổ chức.
Câu 6: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 7: Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện để phát huy tài năng làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước thì
A. phải bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
B. không bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
C. có thể bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
D. nên bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
Câu 8: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi
A. vi phạm pháp luật của mình. B. trái pháp luật của mình.
C. thực hiện pháp luật của mình. D. hợp pháp của mình.
Câu 9: Tôn giáo là một hình thức
A. hoạt động. B. tín ngưỡng. C. lễ nghi. D. sinh hoạt.
Câu 10: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ, chồng
A. phải chia đôi tất cả mọi thứ.
B. phải bằng nhau về tất cả mọi thứ.
C. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với mọi loại tài sản.
D. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Câu 11: Trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thì pháp luật có vai trò là
A. phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
B. cơ sở quyết định các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
C. cơ sở để xây dựng các chuẩn mực, các quy phạm đạo đức của xã hội.
D. phương tiện đặc thù để loại bỏ các giá trị đạo đức của xã hội.
Câu 12: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 13: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. người thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau.
B. người có tôn giáo không phải làm nghĩa vụ công dân như người không theo tôn giáo nào.
C. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau không được kết hôn với nhau.
D. người có tôn giáo không được hưởng đầy đủ các quyền lợi như người không theo bất kì tôn giáo nào.
Câu 14: Người nào có hành vi đánh người gây thương tích nhẹ thì phải chịu trách nhiệm
A. dân sự và hành chính. B. dân sự và hình sự.
C. kỉ luật và hình sự. D. hành chính và hình sự.
Câu 15: Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân thì
A. có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. B. chỉ trái pháp luật, không trái đạo đức.
C. chỉ trái đạo đức, không trái pháp luật. D. không vi phạm pháp luật.
Câu 16: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều
A. vừa không trái đạo đức, vừa không trái pháp luật.
B. vừa trái đạo đức, vừa trái pháp luật.
C. chỉ trái pháp luật, không trái đạo đức.
D. chỉ trái đạo đức, không trái pháp luật.
Câu 17: B (18 tuổi, đã có 1 tiền án về hành vi cướp tài sản) rủ T(16 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp tài sản và gây đã thương tích nặng cho anh K, nhưng B bị phạt 18 năm tù còn T thì chỉ bị phạt 5 năm tù, điều này thể hiện sự
A. bình đẳng về nghĩa vụ pháp lí. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. không công bằng của Tòa án.
Câu 18: Người có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm
A. hành chính. B. dân sự. C. kỉ luật D. hình sự.
Câu 19: Bạo lực học đường là hành vi
A. không xâm phạm tới nhân thân của người bị bạo lực.
B. xâm phạm tới tài sản của người bị bạo lực.
C. không vi phạm pháp luật.
D. xâm phạm tới nhân thân của người bị bạo lực.
Câu 20: Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Dân tộc. D. Tôn giáo.
Câu 21: Cha mẹ có quyền
A. nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con.
B. phân biệt đối xử giữa con ruột, con nuôi, con riêng, con chung.
C. yêu cầu con làm bất kì việc gì, kể cả những việc làm trái pháp luật.
D. phân biệt đối xử giữa con trai, con gái.
Câu 22: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng kinh tế.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 23: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào
A. khả năng và địa vị xã hội của mỗi người.
B. sở thích, mục đích và điều kiện vật chất của mỗi người.
C. hoàn cảnh, năng khiếu của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Câu 24: Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục được hiểu là
A. các dân tộc chỉ được dùng tiếng phổ thông, không được dùng tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc mình.
B. chỉ các dân tộc đa số mới có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình.
C. chỉ người Kinh mới có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
D. cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của của dân tộc mình.
Câu 25: Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi
A. do cố ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
B. do vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
C. cố ý hoặc vô ý nhưng phải làm tổn hại đến tính mạng của người khác.
D. cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Câu 26: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những
A. tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
B. tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc vô ý.
C. tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
D. tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do cố ý.
Câu 27: Khi thấy C rớt xuống ao và kêu cứu, do ghét C từ trước nên A dù bơi rất giỏi nhưng đã không cứu, dẫn đến việc C bị tử vong. Trong trường hợp này, A
A. đã vi phạm dân sự và hành chính. B. đã vi phạm dân sự và kỉ luật.
C. không vi phạm pháp luật. D. đã vi phạm dân sự và hình sự.
Câu 28: Pháp luật là hệ thống
A. các chuẩn mực đạo đức. B. các quy tắc xử sự chung.
C. các quy phạm đạo đức. D. các quy tắc xử sự.
Câu 29: Hành vi vô ý làm chết người là hành vi
A. không vi phạm pháp luật.
B. xâm phạm tới thân thể của người khác.
C. xâm phạm tới tính mạng và sức khỏe của người khác.
D. xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Câu 30: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải
A. bị phạt tù như nhau. B. bị xử lí như nhau.
C. chịu trách nhiệm hình sự như nhau. D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 trường THPT Krông Nô, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!