SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
|
Họ, tên :......................................................................Lớp:...........................................................
Phòng:........................................................................SBD:...................................................
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau. B. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác. | C. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con. |
Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm hình sự. B. bị xử lí theo quy định của pháp luật. | C. bị truy tố và xét xử trước Tòa án. D. có thể chịu trách nhiện pháp lí khác nhau. |
Câu 3: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở
A. kết quả lao động. | B. văn bản pháp luật. | C. hợp đồng lao động. | D. cam kết lao động. |
Câu 4: Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật. Khẳng định này là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Quyền bình đẳng của công dân.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư trú.
B. Vợ chồng trẻ phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú.
C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi cư trú.
D. Vợ quán xuyến mọi việc trong nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú.
Câu 6: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?
A. Có thể là không hành động. B. Không hành động.
C. Có thể là hành động D. Hành động.
Câu 7: Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi
A. chính đáng. B. đúng đắn. C. hợp pháp. D. phù hợp.
Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. B. dân tộc, độ tuổi, giới tính. | C. giới tính, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội D. thu nhập, tuổi tác, địa vị. |
Câu 9: Mọi người đều có quyền lựa chọn
A. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình.
B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.
C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình.
D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
Câu 10: Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lý. B. nghĩa vụ pháp lý.
C. thực hiện pháp luật. D. vi phạm pháp luật.
Câu 11: Một trong những nội dung của công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là
A. được tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ việc gì.
B. được tự do làm việc bất cứ đâu mình muốn.
C. được tự do giao kết hợp đồng lao động.
D. được tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản và vẫn được bảo đảm cho làm việc sau khi hết thời gian thai sản điều này thể hiện
A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ. B. bất bình đẳng đối với lao động nam.
C. ưu tiên đối với lao động nữ. D. bất bình đẳng giới.
Câu 13: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lý?
A. Mục đích. B. Đặc trưng. C. Chức năng. D. Vai trò.
Câu 14: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì
A. pháp luật mang tính cưỡng chế, trấn áp. C. pháp luật chỉ phục vụ giai cấp cầm quyền. | B. pháp luật được áp dụng đối với tất cả mọi người. D. pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. |
Câu 15: Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng trong chính trị bằng hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện. | C. dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. D. dân chủ nghị trường và dân chủ gián tiếp. |
Câu 16: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có qyền tham gia thảo luận góp ý về các vấn đề chung của cả nước là biểu hiện của quyền
A. bình đẳng về kinh tế. B. bình đẳng về chính trị.
C. bình đẳng về văn hóa. D. bình đẳng về giáo dục.
Câu 17: Để có được bình đẳng trong lao động, khi giao kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. D. Tích cực, chủ động, tự quyết.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính thuyết phục nêu gương.
Câu 19: Hình thức chuyển công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ Nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi
A. vi phạm hình sự. | B. vi phạm hành chính | C. vi phạm dân sự. | D. vi phạm kỉ luật. |
Câu 20: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều
A. được đối xử ngang nhau không phân biệt về giới tính, tuổi tác.
B. có quyền làm việc theo sở thích của mình.
C. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
D. có quyền quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
Câu 21: Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế. | C. nâng cao dân trí giữa các dân tộc. D. gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. |
Câu 22: Tình trạng sức khỏe, tâm lý là căn cứ để xác định
A. các loại vi phạm pháp luật. B. năng lực trách nhiệm pháp lý. | C. lỗi cố ý và lỗi vô ý. D. mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. |
Câu 23: Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là
A. sử dụng pháp luật. | B. tuân thủ pháp luật. | C. áp dụng pháp luật. | D. thi hành pháp luật. |
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Vi phạm pháp luật không phải là hành vi thực hiện pháp luật.
B. Vi phạm pháp luật có thể không là hành vi thực hiện pháp luật.
C. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện pháp luật.
D. Vi phạm pháp luật có thể là hành vi thực hiện pháp luật.
Câu 25: B điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ 20km/h. Trường hợp này B đã vi phạm
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỷ luật. D. Dân sự.
Câu 26: Trường hợp nào dưới đây vi phạm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Đều được nâng bậc lương và hưởng các điều kiện làm việc khác.
B. Cùng làm việc như nhau, nam được trả tiền công lao động cao hơn nữ.
C. Đều có cơ hội tiếp cận việc làm, được tuyển dụng, đào tạo nghề.
D. Đều được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ của cơ quan khi đủ điều kiện.
Câu 27: Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước ban hành đối với những vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực.
A. giáo dục. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị.
Câu 28: Bất kỳ ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. | C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. |
Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Tôn trọng ý kiến của con. B. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. | C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi. D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển. |
Câu 30: Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng trước pháp luật. B. Công dân bình đẳng trước xã hội. | C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. |
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Lương Ngọc Quyến, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!