Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2017-2018

Môn: GDCD – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

Câu 1: Chị Mai tự ý quyết định việc chăm sóc nuôi dạy con cái mà không tôn trọng ý kiến của anh Nam. Chị Mai đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

    A. tài sản.                                       B. huyết thống.                 

   C. tình cảm.                                     D. nhân thân.

Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều

    A. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển.

    B. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

    C. có quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng.

    D. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ.

Câu 3: Trường hợp nào mới được bắt, giam, giữ người và những ai mới có quyền ra lệnh bắt, giam, giữ người được quy định rõ bởi

    A. cơ quan điều tra.           B. tòa án.                     C. viện Kiểm sát           D. pháp luật

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?

    A. Dân chủ, tự giác, tự do                                       B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng

    C.  Không trái quy định của pháp luật                    D. Thực hiện giao kết trực tiếp

Câu 5: Mẹ và An vì mâu thuẫn với Bà nội An nên mẹ An đã không chăm sóc bà nội. Hành động của mẹ An đã vi phạm quyền bình đẳng

    A. giữa con dâu và mẹ chồng.                                B. của phụ nữ.

    C. giữa cha mẹ và con cái.                                     D. giữa ông bà và cháu.

Câu 6: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ

    A. nghĩa vụ để công dân thực hiện quyền đó.

    B. trách nhiệm để công dân thực hiện quyền đó.

    C. phương thức để công dân thực hiện quyền đó.

    D.  cách thức để công dân thực hiện quyền đó.

Câu 7: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật phải đều phù hợp không được trái Hiến pháp vì Hiến Pháp là

    A. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

    B. văn bản pháp lí mang tính quy phạm phổ biến.

    C. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    D. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.

Câu 8: Mọi người đều có quyền lựa chọn

    A. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình

    B. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình

    C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình

    D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử

Câu 9: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của công dân là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    A. Áp dụng pháp luật.                                             B. Sử dụng pháp luật.

    C. Tuân thủ pháp luật.                                            D. Thi hành pháp luật.

Câu 10: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước là biểu hiện của quyền bình đẳng

    A. giáo dục.                       B. kinh tế.                          C. văn hóa.                        D. chính trị.

Câu 11: Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khẳng định trên muốn đề cập đến khái niệm công dân
    A. với quyền bình đẳng.                                         B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

    C. bình đẳng trước pháp luật.                                D. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 12: Cơ quan A ra quyết định kỷ luật đối với ông B do ông B có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà C cùng cơ quan là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

    A. Thi hành pháp luật.                                            B. Tuân thủ pháp luật.

    C. Áp dụng pháp luật.                                             D. Sử dụng pháp luật.

Câu 13: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa:

    A. Các quy định do cơ quan Nhà nước thẩm quyền ban hành.

    B. Quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    C. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    D. Các quy tắc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Câu 14: Bà nội Lam cho rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục Lam là trách nhiệm của gia đình nhà nội. Bà nội Lam đã vi phạm quyền bình đẳng giữa

    A. các cháu.                                                                   B. ông bà và cháu.           

    C. ông bà với nhau.                                                      D. ông bà và cha mẹ.

Câu 15: Cửa hàng của bà A đã không bán hàng pháo đốt vào dịp Tết. Trường hợp này bà A đã thực hiện pháp luật theo phương thức nào?

    A. Thi hành pháp luật.                                            B. Áp dụng pháp luật.

    C. Sử dụng pháp luật.                                              D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, các bạn nam từ đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện việc công dân

    A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                     B. bất bình đẳng về quyền.

    C. bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.               D. bình đẳng về quyền.

Câu 17: Anh A quyết định mang cầm cố chiếc xe ô tô của hai vợ chồng để làm ăn kinh doanh mà không bàn bạc với chị B. Anh đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

    A. nhân thân.                     B. tình cảm.                       C. tài sản chung.               D. tài sản riêng.

Câu 18: Trường hợp cán bộ xã nghi ngờ con bà B( mới đi cai nghiện về) ăn trộm lúa của bà con, công an xã vào nhà bà B bắt người. Trường hợp này đã vi phạm quyền

    A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

    B. được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.

    C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

    D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 19: Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được

    A. tính giai cấp của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.

    B. tính xã hội của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.

    C. quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân

    D. sức mạnh của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân.

Câu 20: Anh K và chị Th có trình độ đào tạo như nhau, cùng thi tuyển vào một vị trí và có điểm bằng nhau, nhưng công ty chỉ tuyển dụng anh K với lí do anh là nam. Trường hợp này vi phạm quyền bình đẳng

    A. giữa lao động nam và lao động nữ                            B. tìm việc làm giữa nam và nữ

    C. quyền thực hiện lao động giữa nam và nữ               D. phân công lao động giữa nam và nữ

Câu 21: Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức

    A.  thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.

    B. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

    C. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc.

    D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc.

Câu 22: Anh Nam ký kết hợp đồng lao động với công ty A với chức năng, nhiệm vụ nhân viên kinh doanh. Sau đó công ty A lại bố trí anh Nam công việc vệ sinh dọn dẹp văn phòng. Công ty A đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

    A. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

    B. Công dân bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm.

    C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

    D. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 23: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp

    A. khẩn cấp.                                                             B. phạm tội quả tang.

    C. quan trọng.                                                          D. bắt người không có lí do.

Câu 24: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.           B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

    C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 25: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

    A. Ban hành pháp luật.                                           B. Phổ biến pháp luật. 

    C. Sửa đổi pháp luật.                                               D. Thực hiện pháp luật.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?