45 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP PHẦN NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ SINH HỌC 12
Câu 1 (Mức độ dễ): Tính đa dạng của sinh giới theo quan niệm của Lamac, vì sao Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của sinh vật về sự hình thành đặc điểm thích nghi .
Đáp án
a, Quan niệm của Lamac về tính đa dạng của sinh giới:
- Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, làm cho các loài xuất hiện biến đổi dần dà và lien tục, biến đổi nhỏ qua thời gian sẽ trở thành biến đổi lớn sâu sắc trên cơ thể sinh vật.
- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh đều được tích luỹ và di truyền qua các thế hệ tạo nên những đặc điểm di truyền mới.
- Tiến hoá không đơn thuần chỉ là sự mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử, nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, là dấu hiệu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
b, Lamac chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi của sinh vật vì:
Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh học. ( Học sinh lấy ví dụ chứng minh)
Câu4 (Mức độ khó): Sự đa dạng phong phú của sinh vật trong thiên nhiên được giải thích bằng các quy luật biến dị như thế nào?
Đáp án
a, Giải thích bằng các hiện tượng đột biến.( Nêu khái niệm nguyên nhân gây đột biến, các dạng đột biến gen và đột biến NST khảng định đột biến gen phổ biến và ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của cá thể nên nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc)
b, Giải thích bằng các biến dị tổ hợp. ( Khái niệm, nguyên nhân của biến dị tổ hợp và khẳng định nó là nguồn nguyên liệu thứ cấp là cơ sở để giải thích sự đa dạng phong phú của loài.
c, Thường biến. Tuy không làm biến đổi kiểu gen nhưng nó tạo ra kiểu phản ứng khác nhau trước những thay đổi của môi trường, hình thành nhiều kiểu thích nghi của sinh vật. Điều này góp phần giải thích sự đa dạng phong phú của sinh giới.
Câu5 (Mức độ khó): Hãy so sánh giữa chọn lọc tự nhiên và chọn nhân tạo và cho ví dụ?
Đáp án
Chỉ tiêu so sánh | Chọn lọc tự nhiên | Chọn lọc nhân tạo |
1.Tính chất | Tự phát không do ai điều khiển nhưng dần dần đi đến kết quả | Do con người tiến hành vì mục đích của con người |
2. Nội dung | Gồm hai mặt song song, tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật | Gồm hai mặt song song, tích luỹ các biến dị có lợi cho con người, đào thải các biến dị không có lợi cho con người |
3. Cơ sở | Dựa trên 2 đặc tính di truyền và biến dị | Dựa trên 2 đặc tính di truyền và biến dị |
4. Nguyên nhân | Do đấu tranh sinh tồn, cạnh tranh cùng loài | Do nhu cầu thị hiếu của con người |
5. Kêt quả | Sinh vật thích nghi với môi trường Hình thành loài mới | Tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng từ 1 vài dạng ban đầu |
6. Vai trò | Có vai trò tiến hoá làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống cụ thể | Có vai trò tích luỹ các biến dị nhỏ thành các biến dị lớn sâu sắc phổ biến cho 1 giống |
7. Ví dụ | Học sinh tự lấy ví dụ | Học sinh tự lấy ví dụ |
Câu 6 (Mức độ dễ): Loài là gì? Có những tiêu chuẩn nào để phân biệt hai loài than thuộc đối với loài giao phối, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?
Đáp án
- Khái niệm loài: Là một nhóm quần thể có những tính trạng chung…
- Các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc:
- Tiêu chuẩn hình thái: Giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái phân biệt với các dạng trung gian chuyển tiếp. Học sinh tư lấy ví dụ
- Tiêu chuẩn địa lí – Sinh thái: Trường hợp đơn giản (ví dụ), Trường hợp phức tạp (VD)
- Tiêu chuẩn Sinh lí – Hoá sinh: Các loài khác nhau Prôtêin của chúng có khả năng chịu nhiệt khác nhau. ADN của các loài khác nhau thì khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các Nuclêôtít.
- Tiêu chuẩn di truyền: Các loài khác nhau có sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể nên giữa hai loài thường có sự cách li sinh sản và cách li di truyền ở nhiều mức độ.
- Đối với loài giao phối thì tiêu chuẩn di truyền là quan trọng nhất.
Câu 7 ( Mức độ dễ): Phân biệt tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học,tiến hoá sinh học?
Đáp án
- Tiến hoá hoá học: Là quá trình phức tạp dần các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ qua con đường tổng hợp dưới tác động trực tiếp, gián tiếp của áp suất, nhiệt độ ở giai đoạn đầu của hình thành sự sống . Đây là quá trình lien kết các chất đơn lẻ thành các chất phức tạp dần, cuối cùng tạo ra sản phẩm hữu cơ, mà bộ khung là các chuỗi cácbon, lipit, gluxit, prôtêin, axit nuclêic, hoà tan trong nước.
- Tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên qua 4 sự kiện nổi bật. Tạo thành giọt coaxecva, hình thành màng bán thấm, xuất hiện enzim xúc tác trao đổi chất, hnhf thành các hệ tương tác rồi qua chọn lọc tự nhiên giữ lại hệ tương tác phù hợp để tạo các dạng tiền sinh vật có khả năng tự sao chép tự đổi mới.
- Tiến hoá sinh học: Từ những dạng sinh vật đầu tiên tạo nên những dạng sinh vật đơn bào và đa bào. Sự tiến hoá sinh học theo 3 hướng cơ bản: Đa dạng phong phú , tổ chức cơ thể ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường. Trong đó thích nghi là hướng tiến hoá cơ bản nhất.
Câu 8 (Mức độ dễ): Trình bày vai trò của giao phối đối với tiến hoá? Vì sao quần thể giao phối là kho dự trữ các biến dị vô cùng phong phú cho quá trình chọn lọc tự nhiên?
Đáp án
Vai trò của giao phối với tiến hoá:
- Giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Đó là những biến dị tổ hợp lại các gen trên cơ sở đó xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới hoặc làm xuất hiện kiểu hình mới do tương tác gen, thay đổi tương quan tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình tạo ra nhiều cá thể có khả năng thích ứng khác nhau trước môi trường. Mỗi cá thể mỗi 1 loài có tới hàng ngàn gen. Vì vậy só kiểu tổ hợp gen của mỗi loài là rất lớn.
- Quá trình giao phối làm cho các đột biến nhân lên, phát tán nhanh trong quần thể qua nhiều thế hệ. Cũng chính qua giao phối các gen đột biến có thể tổ hợp lại với nhau theo nhiều kiểu khác nhau.
- Có thể nói biến dị đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, giao phối còn làm trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hoá của loài bên cạnh sử dụng các đột biến mới xuất hiện còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã hình thành từ lâu, tồn tại ở trạg thái dị hợp.
Câu 9 (Mức độ dễ): Cơ sở ra đời của thuyết tiến hoá hiện đại? Phân biệt tiến hoá lớn và thuyết tiến hoá nhỏ trong thuyết tiến hoá tổng hợp?
Đáp án
- Cơ sở của thuyết tiến hoá hiện đại:
Đó là những thành tựu đạt được từ năm 1930 trở lại đây về di truyền học, đặc biệt là di truyền phân tử, nghiên cứu cấu trúc vật chất di truyền, phát hiện các nguyên nhân xuất hiện và cơ chế di truyền các biến dị.Bên cạnh đó có hàng loạt các thành tựu trong các lĩnh vực phân loại học, di truyền quần thể, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển….
- Phân biệt tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ:
- Tiến hoá nhỏ là tiến hoá ở cấp độ vi mô. Đó là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán, tổ hợp, sự chọn lọc các biêns dị đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sự cách li sinh sản đã làm biến đổi quần thể gốc hình thành loài mới, trải qua lịch sử nhất định.Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố hẹp, thời gian lịch sử nhắn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
- Còn tiến hoá lớn, tiến hoá ở cấp đọ vĩ mô. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, nghành, giới.Tiến hoá lớn diễn ra trên quy mô rộng, trải qua thời gia lich sử dài, chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp qua tài liệu cổ sinh vật học…
- Tiến hoá nhỏ phát triển nhanh, đang chiếm vị trí trung tâm trong tiến hoá hiện đại. Trước đây người ta coi tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ, cả hai đều có cơ chế chung. Gần đây tập trung nghiên cứu tiến hoá lớn để làm sang tỏ nét đặc thù của chúng.
Câu 10 (Mức độ khó): Nội dung vắn tắt thuyết tiến hoá trung tính của Kimura. Thuyết này có gì khác so với thuyết tiến hoá của Đacuyn và thuyết tiến hoá tổng hợp?
Đáp án
- Nội dung vắn tắt thuyết tiến hoá trung tính:
- Cơ sở để xây dựng: Các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của protein và những phân tích về tương quan giữa sản phẩm protein đột biến với gen làm khuôn tổng hợplên nó.
- Đối chiếu các đột biến thu được và các khả năng biểu hiện kiểu hình các dạng đột biến xuất hiện trong đời cá thể.=> Đã đề xuất quan niệm cho rằng đa số các đột biến ở mức phân tử là các đột biến trung tính
- Nội dung thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính: Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. Không lien quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Đây là một nguyên lý cơ bản của sự tíên hoá ở cấp độ phân tử đã được di truyền học phân tử xác định.
- Sự đa dạng của các phân tử protein được xác định bằng phương pháp điện di có lien quan đến củng cố các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, khó có thể giải thích bằng tác dụng định hướng của chọn lọc tự nhiên.
- Điểm khác biệt của thuyết Kimu ra với thuyết tiến hoá của Đacuyn và thuyết tiến hoá tổng hợp:
- Thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tiến hoá tổng hợp cho rằng tiến hoá là quá trình chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải những biến dị không có lợi mà thậm chí có hại cho sinh vật ( Biến dị có lợi là các biến dị tổ hợp, các biến dị đột biến)
- Thuyết tiến hoá của Kimura lại giải thích sự tiến hoá bằng con đường tích luỹ các đột biến trung tính là những biến dị không có lợi, không có hại không chịu can thiệp của chọn lọc tự nhiên. Sự tiến hoá xảy ra ở cấp độ phân tử.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-21 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập phần Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem online hoặc Tải về--}
Câu 22 (Mức độ nhận biết): Trình bày ba phương thức phổ biến trong quá trình hình thành loài mới?
Đáp án:
Ba phương thức hình thành loài mới:
- Hình thành loài bằng con đường địa lý.
- Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
- Hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hoá
Câu 23 (Mức độ vận dụng): Giải thích tính đa dạng của sinh giới bằng các quy luật di truyền và biến dị?
Đáp án:
1. Giải thích tính đa dạng của sinh giới bằng các quy luật di truyền:
- Định luật phân li
- Định luật phân li độc lập các tính trạng
- Di truyền liên kết gen
- Di truyền hoán vị gen
- Di truyền liên kết giới tính
2. Giải thích bằng các quy luật biến dị:
- Thường biến
- Đột biến:
- Đột biến gen
- Đột biến NST
Câu 24 (Mức độ thông hiểu): Trình bày các chiều hướng tiến hoá của sinh giới? Vì sao ngày nay vẫn tồn tại những những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật những nhóm sinh vật có tổ chức cao?
Đáp án:
1. Có 3 chiều hướng tiến hoá của sinh giới
- Ngày càng đa dạng và phong phú
- Tổ chức ngày càng cao
- Thích nghi ngày càng hợp lý
2. Ngày nay vẫn tồn tại những sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những loài sinh vật tiến hoá có tổ chức ngày một cao như đã nêu ở trên thì vẫn còn tồn tại song song những sinh vật có tổ chức thấp vì:
- Trong điều kiện xác định vẫn còn những sinh vật giữ nguyên tổ chức nguyên thuỷ có thể coi như những hoá thạch sống
- Trong điều kiện sống ổn định loài có thể có tổ chức đơn giản như loài ký sinh...
Câu 25 (Mức độ nhận biết): Khái niệm về biến dị. CLTN theo quan niệm của Đacuyn?
Đáp án:
1. Đac Uyn phân biệt 2 loại biến dị: Biến dị cá thể, biến bị xác định
2. CLTN theo Đacuyn:
- Sinh vật chịu chi phối của vô số các điều kiện sống phức tạp khác nhau. Vì vậy, chúng chịu tác dụng của CLTN để đấu tranh chống lại những điều kiện sống không có lợi
- Những cá thể nào mang biến dị có lợi cho bản thân sinh vật thì sống sót nhiều hơn phát triển ưu thế,sinh sản nhiều, con cháu ngày một đông. Những cá thể nào mang biến dị không có lợi hay ít có lợi thì ít có khả năng tồn tại, ít được sinh sản nên con cháu hiếm dần. Kết quả là chỉ những sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống mới sống sót và phát triển.
- Từ một hay một số dạng tổ tiên ban đầu qua CLTN sinh vật đã phân li tính trạng theo nhiều hướng khác nhau tạo ra những dạng mới khác nhau và khác xa dạng tổ tiên.
- CLTN tác động (quy mô) và qua thời gian lịch sử lâu dài, quá trình phân li tính trạng tạo ra nhiều dạng trung gian dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.
Câu 26 (Mức độ vận dụng): Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội cùng chi phối quá trình phát sinh loài người như thế nào?
Đáp án:
Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội đã cùng chi phối quá trình phát sinh loài người.
Điểm khác nhau cơ bản giữa người với động vật là: con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, trong khi đó vượn người ngày nay chỉ biết sử dụng công cụ có sẵn trong tự nhiên. Con người biết lao động mà đặc điểm của lao động là hoạt động có mục đích.
- Đặc điểm giải phẫu phân biệt rõ nét nhất giữa người và vượn người là bàn tay, hộp sọ và cột sống, đó chình là hệ quả của tư thế đứng thẳng - một bước quyết định trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
- Khi sống dưới đất, vượn đã chịu tác động của CLTN, những con vượn có dáng đi thẳng đứng, phát hiện được kẻ thù từ xa thì tồn tại và phát triển, những con khác bị đào thải. Càng sống ở những nơi trống trải thì đặc điểm có lợi đó càng được củng cố.
- Đi thẳng mình là bước quyết định trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Nhờ đi thẳng mình, hai tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển và bắt đầu thực hiện những chức năng mới. trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, dưới tác dụng của CLTN và lao động, tay người được hoàn thiện dần, thực hiện được những động tác ngày càng phức tạp.
- Lao động phát triển giúp người có thịt ăn. Thức ăn đã làm cho thể lực tăng cường, bộ não phát triển.
- Lao động tập thể đã tạo điều kiện cho tiếng nói ra đời.
- Dưới tác dụng của lao động và tiếng nới, não vược dần dần biến đổi thành não ngườ
Tóm lại, các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn người hoá thạch. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả của sự tích luỹ các đột biến, các biến dị tổ hợp dưói tác dụng của CLTN, còn vai trò của nhân tố xã hội, chủ động cải tạo tự nhiên để cải tạo mình. Từ giai đoạn người tối cổ trở đi, vai trò chủ đạo thuộc về các nhân tố xã hội.
Câu 27 (Mức độ nhận biết). Nêu quan điểm hiện đại về quá trình hình thành loài mới?Nêu Các con đường hình thành loài mới?
Đáp án:
- Hình thành loài mới là một qúa trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Có 3 con đường hình thành loài mới:
- Con đường địa lí
- Con đường sinh thái
- Con đường lai xa và đa bội hoá
Câu 28. (Trung bình khó) Nêu định luật Hacđi-Vanbec? Ý nghĩa của định luật?
Đáp án:
- Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Ý nghĩa của định luật:
- Lí luận:
- Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể
- Giải thích sự duy trì ổn định lâu dài của một số quần thể trong tự nhiên
- Thực tiễn: Từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen, tần số tương đối của các alen và ngược lại
Câu 29. (Trung bình khó) Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất?
Đáp án:
-Vì đột biến và biến dị tổ hợp có tính chất vô hướng, còn chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại, CLTN không tác động tới từng gen riêng lẻ mà đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động tới từng cá thể mà cả quần thể. CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá
Câu 30. (Trung bình khó) Vì sao hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật?
Đáp án:
Vì ở động vật có sự cách li sinh sản giữa hai loài khác nhau rất phức tạp, nhất là nhóm có hệ thần kinh phát triển thì đa bội hoá thường gây nên những rối loạn về giới tính
Câu 31. (Trung bình khó) Vì sao các đặc điểm thích nghi chỉ có tính hợp lí tương đối?
Đáp án:
Vì mỗi đặc điểm thích nghi là kết quả của quá trình CLTN trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ phù hợp với điều kiện đó mà thôi. Khi hoàn cảnh thay đổi thì đặc điểm có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi các đặc điểm thích nghi hơn. Mặt khác khi hoàn cảnh ổn định thì các đôt biến và biến dị tổ hợp vẫn phát sinh, CLTN vẫn tác động. Vì vậy những sinh vât xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước
Câu 32 (Mức độ khó). Vì sao nói: "Cơ sở của quá trình sinh sản là quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN"?
Đáp án:
- Vì quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm khuôn mẫu cho quá trình nhân đôi của NST, từ đó các quá trình phân bào được diễn ra:
- Trong nguyên phân: tạo ra các thế hệ tế bào mới -> sinh sản vô tính
- Trong giảm phân: tạo giao tử từ đó tạo ra hợp tử -> sinh sản hữu tính
Câu 33 (Mức độ khó). Vì sao đột biến xô ma không di truyền qua sinh sản hữu tính?
Đáp án:
Vì đột biến xô ma chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, mà tế bào sinh dưỡng không có khả năng giảm phân tạo giao tử, do đó không đi vào hợp tử được
Câu 34 (Mức độ khó). Vì sao đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
Đáp án:
Vì đột biến gen phổ biến hơn và ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cá thể, ngoài ra đột biến gen có thể thay đổi giá trị thích nghi tuỳ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống
Câu 35 (Mức độ khó). Vì sao quần thể được xem là đơn vị cơ sở của quá trình tiến hoá?
Đáp án:
- Vì quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên
- Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
Câu 36 (Mức độ khó). Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm của Đac uyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào?
Đáp án:
Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm của Đac uyn về chọn lọc tự nhiên:
- Thuyết tiến hoá hiện đại dựa trên những thành tựu về di truyền và biến dị đã làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị, cơ chế di truyền biến di. Vì vậy đã hoàn chỉnh quan niệm của Đac uyn về chọn lọc tự nhiên.
- Trên quan điểm di truyền học, cơ thể thích nghi trước hết phải có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường . Nhờ vậy mà đảm bảo sự sống sót một số cá thể. Bên cạnh sự sống sót, cá thể đó phải sinh sản được để đóng góp vào vốn gen chung của quần thể. như vậy, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thế.
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động vào cá thể mà còn phát huy tác dụng ở ba cấp độ dưới cá thể và trên cá thể trong đó quan trong nhất là chọn lọc ở cấp độ cá thể và quần thể.
- Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. Chọn lọc tự nhiên tác động đến kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này khẳng định vai trò của thường biến trong tiến hoá.
- Trong thiên nhiên loài phân bố thành những quần thể cách ly nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi. Trong mỗi loài thường xảy ra sự cạnh tranh giữa các nhóm cá thể trong một quần thể, giữa các quần thể của loài. Dưới tác động của chọn lọc tư nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi hơn. Như vậy có thể nói quần thể là đối tượng chọn lọc.
- Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về nhiều mặt đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những cá thể thích nghi nhất, quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể song song diễn ra.
Câu 37 (Mức độ dễ). Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen. Cho ví dụ. Ý nghĩa của mỗi dạng thích nghi đó đối với quá trình tiến hoá?
Đáp án:
1. Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen.
- Thích nghi kiểu hình hay còn gọi là thích nghi sinh thái là sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường.
- VD1: Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi mầu sắc theo môi trường.
- VD2: Một số cây nhiệt đới rụng lá vè mùa hè; kiểu hình lá rau mác ở môi trường khác nhau
- Thích nghi kiểu gen hay còn gọi là thích nghi lịch sử: là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài và từng nòi trong loài. Đây là những đặc điểm thích nghi bẩm sinh được hình thành trong quá trình lịch sử do tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. VD: con bọ que có hình dạng cái que, con bọ lá có đôi cánh giống lá cây nhờ vậy chúng có thể nguy trang tránh được sự tấn công của chim
2. Ý nghĩa của mỗi dạng thích nghi:
- Ý nghĩa của thích nghi kiểu hình:
- Đảm bảo cho mỗi cá thể của loài thích ứng khi điều kiện sống thay đổi trong giới hạn mức phản ứng của kiểu gen .
- Sự bảo tồn các thường biến thích nghi ở giai đoạn đầu của quá trình chọn lọc cùng với các kiểu gen thích nghi tạo ra kích thước quần thể đủ lớn góp phần đảm bảo sư cạnh tranh có hiệu quả. Chính điều này đã cho phép các các cá thể có kiểu gen thích nghi được bảo tồn và nhân lên qua sinh sản đến thời điểm nhất định nào đó đủ để thay thế cho những cá thể có đặc điểm thích nghi kiểu hình.
- Ý nghĩa thích nghi kiểu gen: Sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. đây là cơ sở phân ly tính trạng thúc đẩy sự đa dạng trong sinh giới.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 38-45 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập phần Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !