45 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CHU KÌ VÀ TẦN SỐ CỦA VẬT DĐĐH
Câu 1: Chu kì dao động điều hòa là:
A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
B. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái dao động.
Câu 2: Tần số dao động điều hòa là:
A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
B. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một chu kỳ
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. Khoảng thời gian vật thực hiện hết một dao động toàn phần.
Câu 3: Trong dao động điều hoà thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo thời gian và
A. cùng biên độ B. cùng pha ban đầu
C. cùng chu kỳ D. cùng pha dao động
Câu 4: Cho vật dao động điều hòa. Ly độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 5: Cho vật dao động điều hòa. Ly độ đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 6: Cho vật dao động điều hòa. Vật cách xa vị trí cần bằng nhất khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 7: Cho vật dao động điều hòa. Vận tốc đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
A. biên
B. cân bằng
C. cân bằng theo chiều dương
D. cân bằng theo chiều âm
Câu 8: Cho vật dao động điều hòa. Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí
A. biên
B. cân bằng
C. cân bằng theo chiều dương
D. cân bằng theo chiều âm
Câu 9: Cho vật dao động điều hòa. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
A. biên
B. cân bằng
C. cân bằng theo chiều dương
D. cân bằng theo chiều âm
Câu 10: Cho vật dao động điều hòa. Tốc độ đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí
A. biên B. cân bằng
C. cân bằng theo chiều dương D. cân bằng theo chiều âm
Câu 11: Cho vật dao động điều hòa. Gia tốc đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 12: Cho vật dao động điều hòa. Gia tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 13: Cho vật dao động điều hòa. Gia tốc có giá trị bằng 0 khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương
C. biên D. cân bằng
Câu 14: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều.
C. nhanh dần. D. chậm dần.
Câu 15: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên dương là chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều.
C. nhanh dần. D. chậm dần.
Câu 16: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên âm là chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều.
C. nhanh dần. D. chậm dần.
Câu 17: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là:
A. x > 0 và v > 0 B. x < 0 và v > 0
C. x < 0 và v < 0 D. x > 0 và v < 0
Câu 18: Khi nói về vận tốc của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Vận tốc biến thiên điều hòa theo thời gian.
B. Vận tốc có giá trị dương nếu vật chuyển động từ biên âm về vị trí cân bằng .
C. Khi vận tốc và li độ cùng dấu vật chuyển động nhanh dần.
D. Vận tốc cùng chiều với gia tốc khi vật chuyển động về vị trí cân bằng.
Câu 19: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về vị trí cân bằng.
C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.
Câu 20: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.
B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.
C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 21: Trong dao động điều hoà
A. Gia tốc có độ lớn cực đại khi vật đi qua VTCB
B. Gia tốc của vật luôn cùng pha với vận tốc
C. Gia tốc của vật luôn hướng về VTCB
D. Gia tốc của vật bằng 0 khi vật ở biên
Câu 22 Vật dao động điều hòa. Tại thời điểm t1 thì tích của vận tốc và gia tốc a1v1> 0, tại thời điểm t2 = t1 +T/4 thì vật đang chuyển động
A. chậm dần đều về biên. B. nhanh dần về VTCB.
C. chậm dần về biên. D. nhanh dần đều về VTCB.
Câu 23: Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí biên dương đến biên âm thì ly độ
A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm
C. giảm D. tăng
Câu 24: Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí biên âm đến biên dương thì gia tốc
A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm
C. giảm D. tăng
Câu 25: Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí biên dương đến biên âm thì gia tốc
A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm
C. giảm D. tăng
Câu 26: Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí có gia tốc cực tiểu đến vị trí có gia tốc cực đại thì vận tốc của vật
A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm
C. giảm D. tăng
Câu 27: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 18 cm. Dao động có biên độ.
A. 9 cm. B. 36 cm.
C. 6 cm. D. 3 cm.
Câu 28: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 3cm. Vật dao động trên đoạn thẳng dài.
A. 12 cm. B. 9 cm.
C. 6 cm. D. 3 cm.
Câu 29: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 3cos(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là
A. A = – 3 cm và ω = 5π (rad/s). B. A = 3 cm và ω = – 5π (rad/s).
C. A = 3 cm và ω = 5π (rad/s). D. A = 3 cm và ω = – π/3 (rad/s).
Câu 30: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 5cos(5πt – π/6) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là
A. A = – 5 cm và φ = – π/6 rad.
B. A = 5 cm và φ = – π/6 rad.
C. A = 5 cm và φ = 5π/6 rad.
D. A = 5 cm và φ = π/3 rad.
...
---Xem đầy đủ nội dung câu 31-36 ở phần xem online hoặc tải về---
Câu 37: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ là 0,2 giây. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 5 giây là
A. 5 B. 10
C. 20 D. 25
Câu 38: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại V. Tần số góc của vật dao động là
A. \(\omega = \frac{V}{{2\pi A}}\). B. \(\omega = \frac{V}{{\pi A}}\) .
C. \(\omega = \frac{V}{A}\) . D. \(\omega = \frac{V}{2A}\) .
Câu 39: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Chu kỳ dao động của vật là
A. \(T = \frac{{{v_{\max }}}}{A}\). B.\(T = \frac{A}{{{v_{\max }}}}\) .
C. \(T = \frac{{{v_{\max }}}}{{2\pi A}}\). D. \(T = \frac{{2\pi A}}{{{v_{\max }}}}\).
Câu 40: Một vật thực hiện dao động điều hoà với chu kỳ dao động T=3,14s và biên độ dao động A=1m. Tại thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?
A. 0.5m/s B. 1m/s
C. 2m/s D. 3m/s
...
---Để xem tiếp nội dung Các bài tập trắc nghiệm về Chu kì và tần số của vật DĐĐH, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 45 bài tập trắc nghiệm có đáp án về Chu kì và tần số của vật Dao động điều hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !