MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì :
A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 2. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ :
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
Câu 3. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn :
A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.
D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
Câu 4. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì :
A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.
B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.
C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.
D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn.
Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì :
A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
Câu 6. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ :
A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
B. Thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.
C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Câu 7. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng có tác dụng :
A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.
B. Gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.
C. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
D. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.
Câu 8. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là :
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta.
A. Ngư nghiệp. B. Xây dựng.
C. Quốc doanh. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 10. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là :
A. Nông, lâm nghiệp. B. Thuỷ sản.
C. Công nghiệp. D. Xây dựng.
Câu 11. Năm 2003, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng số lao động của cả nước là khu vực :
A. Công nghiệp, xây dựng. B. Nông, lâm, ngư.
C. Dịch vụ. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 12. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ :
A. Có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.
B. Khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.
C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.
D. Giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 13-20 phần lao động và việc làm của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Một số ảnh hưởng của dân số ở Việt Nam Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Đáp án từ câu 1-12 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập phần lao động và việc làm Địa lí 12
1. B | 2. C | 3. D | 4. D | 5. D | 6. D |
7. B | 8. B | 9. D | 10. A | 11. A | 12. B |
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Câu 1. Ba yếu tố chính để xác định chỉ số HDI là :
A. GDP bình quân, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình.
B. GNP bình quân, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình.
C. GDP bình quân, chỉ số giáo dục, tuổi thọ trung bình.
D. GDP bình quân, chỉ số giáo dục, tỉ lệ đói nghèo.
Câu 2. Yếu tố quan trọng góp phần nâng vị thứ về chỉ số HDI của nước ta là :
A. Tuổi thọ trung bình cao. B. Thành tựu về y tế và giáo dục.
C. GDP bình quân đầu người cao. D. Tỉ lệ đói nghèo thấp.
Câu 3. Khu vực có thu nhập bình quân/người/tháng cao nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung.
Câu 4. Đây không phải là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia về y tế :
A. Phòng chống bệnh sốt rét. B. Chống suy dinh dưỡng trẻ em.
C. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên. D. Dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Câu 5. Đây là một trong những phương hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân :
A. Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
C. Nâng cao dân trí và năng lực phát triển.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
Câu 6. Ba yếu tố tạo nên chỉ số giáo dục là :
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, tỉ lệ nhập học.
B. Quy mô về trường lớp, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ người đi học/1 vạn dân.
C. Những tiến bộ về giáo dục, quy mô về trường lớp, số lượng học sinh sinh viên.
D. Tỉ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình của người dân, quy mô về trường lớp.
Câu 7. Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống được đưa ra nhằm mục đích :
A. Theo dõi tình hình phát triển của các quốc gia.
B. So sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
C. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của thế giới.
D. Giải quyết tình trạng phát triển không đều giữa các quốc gia.
Câu 8. Độ chênh về mức thu nhập bình quân hằng tháng của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất của nước ta hiện nay là :
A. Không đáng kể. B. Trên 9 lần. C. Trên 10 lần. D. Trên 100 lần.
Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau đây về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng năm 2001 - 2002 của các vùng ở nước ta.
(Đơn vị : nghìn đồng)
Các vùng | Trung bình chung | 20% thu nhập thấp nhất | 20% thu nhập cao nhất |
Đồng bằng sông Hồng | 353,3 | 123,0 | 827,5 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 265,7 | 82,1 | 482,9 |
Bắc Trung Bộ | 232,6 | 89,2 | 518,7 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 306,0 | 113,0 | 658,3 |
Tây Nguyên | 239,7 | 80,4 | 543,0 |
Đông Nam Bộ | 623,0 | 171,3 | 1495,3 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 373,2 | 122,9 | 877,6 |
Nhận định đúng nhất là :
A. Các vùng kinh tế phát triển có độ chênh thấp hơn các vùng còn khó khăn.
B. Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập cao nhất và có độ chênh lớn nhất.
C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có độ chênh thấp nhất.
D. Duyên hải miền Trung là nơi có thu nhập bình quân và có độ chênh thấp nhất.
Đáp án từ câu 1-9 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập phần chất lượng cuộc sống Địa lí 12
1. C | 2. B | 3. C | 4. D | 5. C | 6. A |
7. B | 8. B | 9. B |
|
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 10-18 phần chất lượng cuộc sống của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Một số ảnh hưởng của dân số ở Việt Nam Địa lí 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !