30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 mức độ nhận biết

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Câu 1: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là

A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.            

B. xây dựng các hồ chứa nước.

C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.

D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 2: Vùng thường xảy ra lũ quét là:

A. vùng núi phía Bắc                                               B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên                                                        D. Đông Nam Bộ

Câu 3:  Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do

A. các hệ thống sông lớn, lưu vực sông lớn

B. Mưa kết hợp với triều cường

C. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về

D. Mưa diện rộng, mặt đát thấp xung quanh lại có đê bao bọc

Câu 4:  Ngập lụt thường xảy ra vào

A. mùa hè.                       B. tháng 1, 2.                   C. mùa mưa bão.             D. mùa thu.

Câu 5:  Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là :

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                 B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                                       D. Tây Bắc.

Câu 6:  Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng là :

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                 B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                                       D. Tây Bắc.

Câu 7:  Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là:

A. mật độ dân số cao nhất nước ta.                         B. địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.

C. lượng mưa lớn nhất nước.                                  D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 8:  Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây?

A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn

B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị bóc mòn

C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ

D. Tất cả các nơi trên

Câu 9:  Bão tập trung nhiều nhất vào tháng

A. tháng VIII                      B. tháng IX                 C. tháng X                  D. tháng XI.

Câu 10:  Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là

A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam   

B. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc

C. chậm dần từ Bắc vào Nam        

D. chậm dần từ Nam ra Bắc

Câu 11:  Nơi khô hạn kéo dài đến 4- 5 tháng là:

A. các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang)

B. Bắc Trung Bộ

C. các vùng thấp của Tây Nguyên

D. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ

Câu 12:  Vùng nào không xảy ra động đất ?

A. Ven biển Nam Trung Bộ.                                   B. Vùng Nam Bộ.           

C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.                             D. Bắc Trung Bộ.

Câu 13:  Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn các vùng khác vì

A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.

B. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.

C. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.

D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.

Câu 14:  Thiên tai nào không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?

A. Động đất.          B. Ngập lụt         C. Lũ quét.           D. Hạn hán

Câu 15:  Ở đồng bằng Nam Bộ  mùa khô kéo dài:

A. 6-7 tháng                    B. 3- 4 tháng                    C. 4- 5 tháng                   D. 5- 6 tháng

Câu 16:  Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là:

A. Vùng Tây Bắc.                                                    B. Vùng Đông Bắc.

C. Vùng Tây Nguyên.                                             D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17:  Đây là đặc điểm của bão ở nước ta

A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.  

B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.

C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Câu 18:  Lượng mưa do bão gây ra thường đạt từ

A. 200 – 400 mm.            B. 300 – 500 mm.            C. 400 – 600 mm.            D. 300 – 600 mm.

Câu 19:  Đây là hiện tượng thường đi liền với bão :

A. Sóng thần.                   B. Động đất.                    C. Lũ lụt.                         D. Ngập úng.

Câu 20:  Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?    

A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán              B. Bão

C. Lốc, mưa đá, sương muối.                   D. Động đất

ĐÁP ÁN

 

1

D

11

C

2

A

12

B

3

C

13

C

4

C

14

A

5

B

15

C

6

B

16

A

7

D

17

D

8

B

18

D

9

B

19

C

10

C

20

C

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 mức độ nhận biết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !
 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?