30 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh học 12 có đáp án

HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI

Câu 1. Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 2. Tiến hoá lớn là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 3. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

A. quần thể mới xuất hiện.     B. chi mới xuất hiện.  C. lòai mới xuất hiện.             D. họ mới xuất hiện.

Câu 4. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là

A. cá thể.                                 B. quần thể.                 C. lòai.                                     D. phân tử.

Câu 5. Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó

A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.    B. tham gia vào hình thành lòai.

C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen.                D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.

Câu 6. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến.     B. nguồn gen du nhập.            C. biến dị tổ hợp.        D. quá trình giao phối.

Câu 7. Đa số đột biến là có hại vì

A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.

B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.

C. làm mất đi nhiều gen.

D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.

Câu 8. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra

A. nguồn nguyên  liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.

D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.

Câu 9. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì

A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể.

C. tần số xuất hiện lớn.

D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.

Câu 10. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là

A. cá thể.                     B. quần thể.     C. giao tử.       D. nhễm sắc thể.

Câu 11. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là

A. chọn lọc tự nhiên.   B. đột biến.      C. giao phối.    D. các cơ chế cách li.

Câu 12. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là

A. đột biến.                                         B. giao phối không ngẫu nhiên.         

C. chọn lọc tự nhiên.                           D. Di – nhập gen

Câu 13. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.

B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

Câu 14. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là

A. đột biến.     B. di nhập gen.            C. các yếu tố ngẫu nhiên         .D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 15. Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi

A. giao phối có chọn lọc         B. di nhập gen.            C. chọn lọc tự nhiên.   D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 16. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì

A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.

B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.

Câu 17. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng

A. làm giảm tính đa hình quần thể.    B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.

C. thay đổi tần số alen của quần thể.  D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 18. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. tế bào và phân tử.                          B. cá thể và quần thể.

C. quần thể và quần xã.                      D. quần xã và hệ sinh thái.

Câu 19. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì

A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.

B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.

C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.

D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.

Câu 20. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là

A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.

B. đột biến và  giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.

C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.

D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?