TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM 2020-2021
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 15 phút
ĐỀ 1:
Câu 1/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?
a. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn.
b. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người.
c. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc.
d. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ tay
Câu 2/ Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Tại sao?
a. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế nào là chó dại.
b. Đây là phản xạ không điều kiện vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên.
c. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy
d. Đây là phản xạ không điều kiện vì có đủ thành phần của cung phản xạ .
Câu 3/ Nhóm động vật nào gồm những sinh vật có hệ thần kinh dạng ống?
a. Cá lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
b. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim.
c. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim.
d. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú.
Câu 4/ Những bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là:
a. bộ phận thần kinh trung ương và trung gian.
b. não bộ và thần kinh ngoại biên
c. não bộ và bộ phận trung gian.
d. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên
Câu 5/ Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?
a. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại.
b. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại.
c. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
d. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
Câu 6/ Đặc điểm không gặp ở hệ thần kinh ống là
a. số lượng tế bào thần kinh rất lớn được tập hợp lại thành ống liên tục
b. trung ương thần kinh được bảo vệ trong khung xương bền vững
c. mỗi trung khu thần kinh điều khiển một phần cơ thể khác nhau
d. não có sự phân hoá 5 phần rõ rệt
Câu 7/ Phản xạ đơn giản được hiểu là
a. là những phản ứng mang tính tự vệ
b. có số nơron thần kinh ít
c. trung ương thần kinh nằm ở tuỷ sống
d. có sự trả lời kích thích rất nhanh
Câu 8/ Phản xạ có điều kiện là trường hợp
a. Ngửi mùi thức ăn thơm thì tiết dịch tiêu hoá
b. Hít phải bụi ta "hắt xì hơi"
c. Trời nóng thì toát mồ hôi
d. Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt
ĐÁP ÁN
1[ 1]c... 2[ 1]a... 3[ 1]a... 4[ 1]d... 5[ 1]c... 6[ 1]c... 7[ 1]c... 8[ 1]a...
ĐỀ 2:
Câu 1/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?
a. Khỉ đi xe đạp, hải cẩu vỗ tay
b. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc.
c. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn.
d. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người.
Câu 2/ Phản xạ có điều kiện là trường hợp
a. Trời nóng thì toát mồ hôi
b. Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt
c. Hít phải bụi ta "hắt xì hơi"
d. Ngửi mùi thức ăn thơm thì tiết dịch tiêu hoá
Câu 3/ Khả năng cảm ứng của động vật được quyết định bởi:
a. Sự tiến hoá của hệ thần kinh
b. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác
c. Sự phân hoá của hệ cơ
d. Mức độ hoàn thiện của các tuyến nội tiết.
Câu 4/ Động vật có khả năng cảm ứng đa dạng , nhanh chóng và chính xác hơn thực vật chủ yếu là do chúng
a. Có nhiều loại hoocmôn
b. Có hệ thần kinh
c. Có khả năng di chuyển
d. Có tổ chức cơ thể phức tạp hơn
Câu 5/ Ở động vật có xương sống, các đáp ứng của cơ thể trước thay đổi môi trường thực hiện qua:
a. Dạng thần kinh ống
b. Dạng thần kinh ngoại biên
c. Dạng thần kinh chuỗi
d. Dạng thần kinh hạch
Câu 6/ Các dạng hệ thần kinh ở động vật, có chiều hướng tiến hoá theo trình tự sau:
a. Chuỗi hạch lưới ống.
b. Lưới chuỗi hạch ống.
c. Chuỗi lưới hạch ống.
d. Hạch chuỗi lưới ống.
Câu 7/ Tính cảm ứng ở động vật đơn bào xảy ra nhờ:
a. Trạng thái co rút của chất nguyên sinh.
b. Hoạt động của hệ thần kinh.
c. Hoạt động của thể dịch.
d. Hệ thống nước mô bào quanh tế bào.
Câu 8/ Đặc điểm của phản xạ không điều kiện:
a. học được trong đời sống nhưng do di truyền quyết định.
b. có tính mềm dẻo, thích nghi với điều kiện sống.
c. có tính bẩm sinh, di truyền.
d. do sinh vật học được trong đời sống.
ĐÁP ÁN
1[ 2]b... 2[ 2]d... 3[ 2]a... 4[ 2]b... 5[ 2]a... 6[ 2]b... 7[ 2]a... 8[ 2]c...
ĐỀ 3:
Câu 1/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống?
a. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn.
b. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ tay
c. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người.
d. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc.
Câu 2/ Đặc điểm của phản xạ không điều kiện:
a. có tính mềm dẻo, thích nghi với điều kiện sống.
b. có tính bẩm sinh, di truyền.
c. học được trong đời sống nhưng do di truyền quyết định.
d. do sinh vật học được trong đời sống.
Câu 3/ Các sinh vật có hệ thần kinh càng tiến hóa thì hình thức cảm ứng:
a. càng phức tạp, càng phong phú và càng tốn năng lượng.
b. càng nhanh, càng phong phú và càng chính xác đồng thời năng lượng tiêu hao càng ít.
c. càng phong phú, càng nhanh và càng tốn năng lượng.
d. càng nhanh nhưng càng kém chính xác đồng thì năng lượng tiêu hao càng ít.
Câu 4/ Một người đi trên đường, bất ngờ gặp chó dại, người đó bỏ chạy. Đây là phản xạ có điều kiện hay phản xạ không điều kiện? Tại sao?
a. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải nhìn thấy chó dại người đó mới bỏ chạy
b. Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm, mới biết được có có dấu hiệu như thế nào là chó dại.
c. Đây là phản xạ không điều kiện vì mọi người gặp chó dại và bỏ chạy là phản ứng tự nhiên.
d. Đây là phản xạ không điều kiện vì có đủ thành phần của cung phản xạ .
Câu 5/ Nhóm động vật nào gồm những sinh vật có hệ thần kinh dạng ống?
a. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim.
b. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim.
c. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú.
d. Cá lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 6/ Những bộ phận chính của hệ thần kinh dạng ống là:
a. não bộ và bộ phận trung gian.
b. bộ phận thần kinh trung ương và ngoại biên
c. não bộ và thần kinh ngoại biên
d. bộ phận thần kinh trung ương và trung gian.
Câu 7/ Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?
a. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại.
b. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
c. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
d. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại.
Câu 8/ Đặc điểm không gặp ở hệ thần kinh ống là
a. trung ương thần kinh được bảo vệ trong khung xương bền vững
b. số lượng tế bào thần kinh rất lớn được tập hợp lại thành ống liên tục
c. mỗi trung khu thần kinh điều khiển một phần cơ thể khác nhau
d. não có sự phân hoá 5 phần rõ rệt
ĐÁP ÁN
1[ 3]d... 2[ 3]b... 3[ 3]b... 4[ 3]b... 5[ 3]d... 6[ 3]b... 7[ 3]c... 8[ 3]c...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung 3 đề kiểm tra 15 phút chương cảm ứng môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Tam Dương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo các đề thi khác cùng chuyên mục:
- Bộ 2 đề kiểm tra 15 phút chương chuyển hóa vật chất và năng lượng môn Sinh học 11 năm 2020 có đáp án
Chúc các em học tập tốt !