3 Dạng toán thường gặp về cacbohidrat

3 DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP VỀ CACBOHIĐRAT

 

1. Điều chế một số chất từ cacbohiđrat

Câu 1: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)      

A. 6,0 kg.                    B. 5,4 kg.                    C. 5,0 kg.                    D. 4,5 kg.

Câu 2: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)

A. 70 lít.                      B. 49 lít.                      C. 81 lít.                      D. 55 lít.

Câu 3: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là

A. 324 g.                     B. 405 g.                     C. 297 g.                     D. 486 g.

Câu 4: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Từ 2 tấn xenlulozơ có thể điều chế được khối lượng xenlulozơ trinitrat là

A. 3,67 tấn.                 B. 2,97 tấn.                 C. 1,10 tấn.                 D. 2,20 tấn

Câu 5: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 20%.                       B. 10%.                       C. 80%.                       D. 90%.

Câu 6: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 24.                          B. 40.                          C. 36.                          D. 60.

Câu 7: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là           

A. 30 kg.                     B. 42 kg.                     C. 21 kg.                     D. 10 kg

Câu 8: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,44 gam.               B. 2,25 gam.                C. 1,80 gam.                D. 1,82 gam

Câu 9: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol etylic 400 thu được, biết ancol etylic có khối lượng riêng 0,8 g/ml và quá trình chế biến ancol etylic bị hao hụt mất 10%.

A.3194,4 ml                B.27850 ml                 C.2875,0 ml                D.23000 ml

Câu 10. Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6g CH3COOH. Thành phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là

A. 77% và 23%.          B. 77,84% và 22,16%.            C. 76,84% và 23,16%.                        D. 70% và 30%.

Câu 11.Từ 1 kg mùn cưa có 40% xenlulozơ (còn lại là tạp chất trơ) có thể thu được bao nhiêu kg glucozơ (hiệu suất phản ứng thủy phân bằng 90%)?

A. 0,4 kg          B. 0,6 kg               C .0,5kg                   D. 0,3 kg

2. Toán hỗn hợp

Câu 1: Hoà tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A.2,7 g                        B.3,42 g                      C.3,24 g                      D.2,16 g

Câu 2: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,776.                     B. 6,480.                     C. 8,208.                     D. 9,504.

Câu 3: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 

A. 0,090 mol.              B. 0,095 mol.              C. 0,06 mol.                D. 0,12 mol.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn  0,0855g một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815g. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1g kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104g X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

A. C12H22O11.                          B. C6H12O6.                                      C. (C6H10O5)n.                         D. C18H36O18

3. Toán hiệu suất phản ứng

Câu 1: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 15,0 g                     B. 18,5 g                     C. 45,0 g                     D. 7,5 g

Câu 2: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 15,0 g                     B. 18,5 g                     C. 45,0 g                     D. 7,5 g

Câu 3: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là       

A. 20,0.                       B. 30,0.                       C. 13,5.                       D. 15,0.

Câu 4: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là       

A. 550 g.         B. 810 g.         C. 650 g.         D. 750 g.

Câu 5. Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lương Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%?

A.27,64                            B.43,90                         C.54,4                              D.56,34

Câu 6: Cho glucozơ lên men với hiệu suất 70% hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lit dd NaOH 1,25 M(d=1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa 2 muối với tổng nông độ là 6,833%.Khối lượng glucozơ đã dùng là:

A.129,68 g                  B.168,29 g                  C.192,78 g                  D.186,92 g

Câu 7. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành : 6CO2 + 6H2O → C6H12O6   +  6O2. Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1m2, lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?

A. 88,26g.                   B. 88.32g.                 C. 90,26g.                      D. 90,32g.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung 3 dạng bài tập cơ bản thường gặp liên quan đến cacbohidrat, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng truy cập vào hệ thống Chúng tôi xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại đây:

Chúc các em học sinh học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?