BỘ 111 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP NÂNG CAO
CHỦ ĐỀ: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG – VẬT LÝ 11
{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về.
Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 có đáp án--}
1. Một dây kim loại dài 1m, tiết diện 1,5mm2 có điện trở 0,3Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất dài 4m, tiết diện 0,5mm2:
A. 0,1Ω B. 0,25Ω C. 0,36Ω D. 0,4Ω
2. Một bóng đèn ở 270C có điện trở 45Ω, ở 21230C có điện trở 360Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn:
A. 0,0037K-1 B. 0,00185 K-1 C. 0,016 K-1 D. 0,012 K-1
3. Một dây vônfram có điện trở 136Ω ở nhiệt độ 1000C, biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10-3K-1. Hỏi ở nhiệt độ 200C điện trở của dây này là bao nhiêu:
A. 100Ω B. 150Ω C. 175Ω D. 200Ω
4. Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là:
A. 0,162A B. 0,324A C. 0,5A D. 0,081A
5. cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 200C, mối hàn thứ hai trong lò điện có nhiệt độ 4000C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:
A. 0,52mA B. 0,52µA C. 1,04mA D. 1,04µA
6. Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ 270C, mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt độ 3270C. Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G:
A. 14,742mV B. 14,742µV C. 14,742nV D. 14,742V
7. Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1:
A. 12,16g B. 6,08g C. 24, 32g D. 18,24g
8. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200cm2 người ta dùng tấm sắt làm catot của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh đồng nguyên chất, cho dòng điện 10A chạy qua bình trong 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Biết ACu = 64, n = 2, D = 8,9g/cm3
A. 1,6.10-2cm B. 1,8.10-2cm
C. 2.10-2cm D. 2,2.10-2cm
9. Một tấm kim loại có diện tích 120cm2 đem mạ niken được làm catot của bình điện phân dung dịch muối niken có anot làm bằng niken. Tính bề dày của lớp niken được mạ biết dòng điện qua bình điện phân có cường độ 0,3A chạy qua trong 5 giờ, niken có A = 58,7; n = 2; D = 8,8.103kg/m3:
A. 0,021mm B. 0,0155mm C. 0,012mm D. 0,0321
10. Mạ kền cho một bề mặt kim loại có diện tích 40cm2 bằng điện phân. Biết Ni = 58, hóa trị 2, D = 8,9.103kg/m3. Sau 30 phút bề dày của lớp kền là 0,03mm. Dòng điện qua bình điện phân có cường độ:
A. 1,5A B. 2A C. 2,5A D. 3A
11. Muốn mạ niken cho một khối trụ bằng sắt có đường kính 2,5cm cao 2cm, người ta dùng trụ này làm catot và nhúng trong dung dịch muối niken của một bình điện phân rồi cho dòng điện 5A chạy qua trong 2 giờ, đồng thời quay khối trụ để niken phủ đều. Tính độ dày lớp niken phủ trên tấm sắt biết niken có A = 59, n = 2, D = 8,9.103kg/m3:
A. 0,787mm B. 0,656mm C. 0,434mm D. 0,212mm
12. Một bộ nguồn gồm 30 pin mắc hỗn hợp thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9V và điện trở trong 0,6Ω. Một bình điện phân dung dịch đồng có anot bằng đồng có điện trở 205Ω nối với hai cực bộ nguồn trên thành mạch kín. Tính khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 50 phút, biết A = 64, n = 2:
A. 0,01g B. 0,023g C. 0,013g D. 0,018g
13. Chuyển động của electron trong vật dẫn bằng kim loại khi có điện trường ngoài có đặc điểm:
A. cùng hướng với điện trường ngoài
B. kết hợp chuyển động nhiệt và chuyển động có hướng
C. theo một phương duy nhất
D. hỗn loạn
14. Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau là do:
A. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau.
B. Mật độ electron tự do khác nhau.
C. Tính chất hóa học khác nhau.
D. Cả A và B
15. Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức:
A. R = ρ B. R = R0(1 + αt) C. Q = I2Rt D. ρ = ρ0(1+αΔt)
16. Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây ra hiện hượng này là:
A. Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
B. Số electron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.
C. Số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.
D. Số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.
17. Trường hợp nào cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim lọai tuân theo định luật Ôm ?
A. Có cường độ lớn
B. Dây kim lọai có tiết diện nhỏ
C. Dây kim lọai có nhiệt độ rất thấp ( vài độ K )
D. Dây kim lọai có nhiệt độ không đổi
18. Chọn đáp án chưa chính xác nhất ?
A. Kim loại là chất dẫn điện tốt
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm
C. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ
19. Chọn đáp án đúng ?
A. Điện trở dây dẫn bằng kim loại giảm khi nhiệt độ tăng
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời của các electron
C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion
D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron trong kim loại lớn
20. Chọn đáp án sai ?
A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt
B. Hạt tải điện trong kim loại là ion
C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do
D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi
21. Tính chất nào sau đây không phải của kim loại:
A. điện trở suất lớn. B. mật độ electron lớn. C. độ dẫn suất lớn. D. dẫn điện tốt.
22. Dòng điện trong kim loại không có tác dụng nào sau đây:
A. Tác dụng tĩnh điện B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng hoá học. D. Tác dụng sinh học
23. Một trong những tính chất nổi bật của hiện tượng siêu dẫn là
A. Có thể duy trì dòng điện rất lâu. B. Có thể tạo ra dòng điện mà không cần nguồn.
C. Công suất tiêu thụ điện của nó lớn. D. cường độ dòng điện luôn rất lớn
24. Pin nhiệt điện gồm:
A. hai dây kim loại hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
B. hai dây kim loại khác nhau hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.
C. hai dây kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu được nung nóng.
D. hai dây kim loại khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu mối hàn được nung nóng.
25. Trong hiện tượng nhiệt điện có quá trình chuyển hóa
A. điện năng thành nhiệt năng. B. nhiệt năng thành điện năng.
C. cơ năng thành điện năng. D. hóa năng thành điện năng.
26. Chất nào sau đây là chất cách điện.
A. nước cất. B. Dung dịch muối.
C. Dung dịch nước vôi trong. D. Dung dịch xút
27. Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của:
A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường
B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường
C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường
D. các ion và electron trong điện trường
28. Nếu trong bình điện phân không có hiện tượng cực dương tan thì có thể coi bình điện phân đó như
A.một tụ điện B .một nguồn điện
C một máy thu điện D một điện trở thuần
29. Những nguyên tử hay phân tử trung hòa được tạo ra ở catốt của bình điện phân,:
A. có thể bay lên khỏi dung dịch điện phân.
B. có thể tác dụng với catốt và dung môi.
C. có thể bám vào catôt.
D. Cả A, B, C đều đúng
30. Ý nghĩa của đương lượng điện hóa k = 3. 10 – 4 g/C đối với Ni trong quá trình điện phân là :
A. cứ một điện lượng 3.10 – 4 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 1 g Ni ở điện cực.
B. cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được 3. 10 – 4 g Ni ở điện cực.
C. cứ một điện lượng 1 C chuyển qua chất điện phân thì có khối lượng là 3. 10 – 4 g.
D. cứ 3. 10 – 4 g Ni chuyển qua chất điện phân thì giải phóng được một điện lượng 1 C ở điện cực.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung Bài tập trắc nghiệm tổng hợp chương Dòng điện trong các môi trường Vật lý 11 có đáp án chi tiết.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi giữa học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!