TỔNG HỢP ĐỀ THI KHỐI XÃ HỘI – KÌ THI THPT QG NĂM 2018
I. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa lý
SỞ GD & ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN | THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Đâu không phải biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
D. Chiến tranh, xung đột ngày càng tăng.
Câu 2: Đâu là vùng kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản?
A. Hô – cai – đô B. Hôn – su. C. Xi – cô – cư. D. Kiu – xiu.
Câu 3: Ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài và mở rộng đến khoảng kinh, vĩ độ bao nhiêu?
A. 06o50’B và 117o20’Đ B. 08o34’B và 117o20’Đ
C. 06o50’B và 109o20’Đ D. 23o23’B và 117o20’Đ
Câu 4: Gió Tây khô nóng (gió Lào) tác động mạnh nhất đến khu vực nào của nước ta?
A. Vùng núi Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Ven biển Bắc Trung Bộ. D. Ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 5: Ở nước ta, vùng nào sau đây có nhiều đô thị nhất
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết đâu là tên tỉnh lị tỉnh Gia Lai?
A. Gia Lai B. Pleiku C. An Khê D. A Yunpa
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào sau đây của nước ta có nhiệt độ trung bình năm từ 24oC trở lên?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết, ngoài hướng tây – nam, gió mùa mùa hạ thổi vào vịnh Bắc Bộ còn có hướng nào sau đây
A. Đông nam. B. Đông bắc C. Tây bắc. D. Đông tây.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất ?
A. Biên Hòa B. Vũng Tàu C. Đà Lạt D. Huế
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trong các trung tâm kinh tế sau, trung tâm nào có tỉ trọng công nghiệp chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP?
A. TP. Hồ Chí Minh B. Hà Nội C. Vũng Tàu D. Biên Hòa
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW?
A. Hòa Bình, Thác Bà, Phú Mỹ, Cà Mau. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
C. Hòa Bình, Cà Mau, Phú Mỹ, Uông Bí D. Hòa Bình, Phả Lại, Cà Mau, Trị An.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
C. Nông – lâm - thủy sản. D. Nguyên, nhiên, vật liệu
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa nhiều vào mùa
A. đông - xuân. B. thu - đông. C. hè - thu. D. xuân - hè.
Câu 2: Có nhiều tiềm năng về du lịch, thủy điện, khoáng sản, … là thế mạnh của khu vực:
A. đồng bằng duyên hải B. đồng bằng châu thổ
C. đồi núi D. miền đồi trung du
Câu 3: Đường cơ sở nước ta được xác định là đường
A. tính từ mực nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
B. cách đều bờ biển 12 hải lý.
C. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. nối các đảo ven bờ.
Câu 4: Mưa lớn ở Duyên hải Nam Trung Bộ và khô hạn ở Tây Nguyên, Nam Bộ là do:
A. gió Tây khô nóng. B. gió mùa Tây Nam.
C. gió mùa Đông Bắc. D. gió tín phong Bắc bán cầu.
Câu 5: Khó khăn lớn nhất của nước ta do gần Biển Đông là:
A. hiện tượng cát bay, cát chảy.
B. sạt lở bờ biển.
C. tài nguyên sinh vật biển suy thoái nghiêm trọng.
D. bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị loại 1 ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Thái Bình. B. Hà Nội. C. Nam Định. D. Hải Phòng.
{-- Xem tiếp nội dung từ câu 7 tới câu 37 tại Xem online hoặc Tải về --}
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình nào sau đây?
A. Núi cao, bán bình nguyên, đồng bằng.
B. Núi cao, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng.
C. Núi trung bình, bán bình nguyên, đồng bằng.
D. Núi trung bình, cao nguyên, đồi núi thấp và đồng bằng.
Câu 39: Đảo nào sau đây ở Đông Nam Á tập trung tới hơn 100 triệu dân?
A. Đ. Calimantan B. Đ. Xumatra C. Đ. Xulavêđi D. Đ. Giava
Câu 40: Tỉnh nào sau đây không thuộc khu vực Tây Bắc?
A. Lạng Sơn B. Lai Châu C. Hòa Bình D. Sơn La
II. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: (TH) Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là:
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.
B. Mâu thuẫn giữa Nhật Hoàng với Sô – Gun
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ Mạc phủ.
Câu 2: (TH) Yêu cầu của lịch sử Nhật Bản đặt ra trước năm 1868 là:
A. “bế quan tỏa cảng” để tránh những tác động tiêu cực bên ngoài
B. lật đổ Mạc phủ Tô – ku – ga – oa, thiết lập 1 chính quyền phong kiến tiến bộ hơn
C. cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường Tư bản Chủ nghĩa
D. tích cực chuẩn bị các hoạt động quân sự chống lại các nước phương Tây để bảo vệ nền độc lập.
Câu 3: (NB) Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là:
A. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bom – Bay năm 1905
B. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can – Cút – ta năm 1905
C. 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân dân ngày “quốc tang” (16-10-1905)
D. Cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom – Bay (6-1908)
Câu 4: (NB) Các nước phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian:
A. Thế kỷ XVI – XVII B. Thế kỷ XVII – XVIII
C. Đầu thế kỷ XIX D. Nửa sau thế kỷ XIX
Câu 5: (TH) Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là:
A. Khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh B. Khống chế nền chính trị của Mĩ la tinh
C. Giúp các nước Mĩ la tinh cùng phát triển D. Xuất cảng tư bản để kiếm lời
Câu 6: (TH) Duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là:
A. Sự phân chia thị trường không đồng đều giữa các nước tư bản
B. Các nước tư bản tham chiếu đều muốn phô trương sức mạnh, qua đó đe dọa phong trào cách mạng Thế giới.
C. Hoàng thân Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát.
D. Các nước tư bản thử nghiệm các loại vũ khí mới
Câu 7: (VD) Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là
A. Cuộc cách mạng Tư sản B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cuộc cách mạng Vô sản D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 8: (VD) Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là:
A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ B. Cuộc cách mạng vô sản
C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 9: (TH) Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới:
A. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp và thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa
B. Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ, có sự kiểm soát của nhà nước
C. Thương nhân được tự do buôn bán, đồng rúp mới được phát hành thay thế các loại tiền cũ
D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng và nắm các ngành kinh tế chủ chốt
Câu 10: (VD) Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là:
A. Nền kinh tế thế giới giảm sút
B. Đời sống nhân dân cùng quẫn
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
D. Giai cấp tư sản tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh
Câu 11: (VD) Kết quả lớn nhất của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là:
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước
B. Sự xuất hiện của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
C. Sự ra đời của các nước Cộng hòa Xô Viết ở Hung – ga – ri, ở Ba – vi – e (Đức)
D. Gây nhiều khó khăn cho giới cầm quyền ở các nước Tư bản
Câu 12: (TH) Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là
A. Phong trào đấu tranh chống triều đình đã diễn ra mạnh mẽ
B. Nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn
C. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
D. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
Câu 13: (NB) Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là:
A. Miến Điện B. In-đô-nê-xi-a C. Ma-lai-xi-a D. Xiêm
Câu 14: (TH) Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là:
A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết
C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế
D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
Câu 15: (VN) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là:
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy B. Khởi nghĩa Ba Đình
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh D. Khởi nghĩa Hương Khê
{--Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC | ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LỚP 12 – LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề |
Câu 1: (VD) Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là?
A. Mĩ – Liên Xô – Nhật Bản. B. Mĩ – Tây Âu – Liên Xô.
C. Mĩ – Anh – Liên Xô. D. Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản.
Câu 2: (TH) Đặc điểm của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là?
A. Kinh tế phát triển nhanh.
B. Kinh tế phát triển chậm chạp
C. Kinh tế phát triển tàn phá nặng nề
D. Kinh tế phát triển xen lẫn với những giai đoạn suy thoái ngắn.
Câu 3: (NB) Giai đoạn phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là giai đoạn
A. Từ năm 1952 đến năm 1973 B. Từ năm 1945 đến năm 1952
C. Từ năm 1960 đến năm 1973 D. Từ năm 1952 đến năm 1960
Câu 4: (VD) Nguyên nhân chung nhất đến sự phát triển của kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim là?
A. Các quốc gia này đều coi trọng nhân tố con người.
B. Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để làm giàu.
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
D. Áp dụng thành tưu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất.
Câu 5: (VDC) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
A. Đánh dấu sự sụp đổ của một mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đánh dấu sự thắng lợi của Mĩ trong việc thực hiện Chiến lược toàn cầu.
C. Đánh dấu sự sụp đổ của hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh.
{-- Để xem tiếp nội dung từ câu 6 tới câu 37 --}
Câu 38: (VDC) Nguyên nhân chính dẫn tới sự đối đầu căng thẳng giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương từ năm 1979 đến cuối những năm 80 là
A. Tác động của Chiến tranh lạnh
B. Vấn đề Campuchia
C. Các nước Đông Dương đóng cửa nền kinh tế
D. Các nước ASEAN là đồng minh của Mĩ
Câu 39: (TH) Việc Liên Xô tạo thành công bom nguyễn tử (1949) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm Mĩ lo sợ và phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô
B. Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu
C. Phá thế độc quyền nguyên tử của Mĩ
D. Làm suy giảm uy tín của nước Mĩ
Câu 40: (TH) Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc là?
A. Phát triển kinh tế
B. Cải tổ chính trị
C. Phát triển khoa học – kĩ thuật
D. Xây dựng văn hóa mang đặc sắc Trung Quốc.
III. Thi trắc nghiệm trực tuyến
Ngoài ra, các em có thể tham gia thực hành trắc nghiệm với nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 với một số lựa chọn dưới đây:
1. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển - Cà Mau
2. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội
3. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý THPT Lê Quý Đôn - Quảng Trị
4. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Nguyễn Trãi - Thanh Hóa
5. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc
6. Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc
Trên đây là trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 khối Xã hội. Để xem được đầy đủ nội dung và đáp án gợi ý các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi!