Đề thi thử THPT QG 2018 môn Hóa học THPT Yên Định- Thanh Hóa

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2018 LẦN 2

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1- THANH HÓA

MÔN :  HÓA HỌC

 

Câu 1 (NB): Kim loại được gắn vào vỏ tàu biển bằng thép (phần ngoài ngâm dưới nước) nhằm bảo vệ vỏ tàu biển không bị ăn mòn là

     A. Cu.                           B. Ni.                            C. Zn.                            D. Sn.

Câu 2 (TH): Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y (chứa C, H, O). Biết Y có thể được tạo ra từ quá trình oxi hóa X ở điều kiện thích hợp. Cấu tạo của X là:

     A. CH3COOH.             B. C2H5OH.                  C. CH3COOC2H5.        D. C2H5COOCH3.

Câu 3 (NB): Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây?

     A. Na+, K+.                   B. Ca2+, Mg2+.               C. HCO3, Cl.              D. SO42–, Cl.

Câu 5 (NB): Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:

     A. quặng đôlômit.         B. quặng pirit.               C. quặng manhetit.       D. quặng boxit.

Câu 6 (NB): Amilozơ được tạo thành từ các gốc

     A. β-glucozơ.                B. α-fructozơ.               C. β-fructozơ.               D. α-glucozơ.

Câu 7 (TH): Điều khẳng định đúng là

     A. không thể đốt cháy kim cương.

     B. cacbon monooxit là chất khí không thể đốt cháy.

     C. cacbon đioxit không thể bị oxi hóa.

     D. cacbon chỉ có tính khử.

Câu 8 (VD): Thực hiện các thí nghiệm sau:

            (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

            (b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

            (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.

            (d) Sục H2S vào dung dịch FeCl2.

            (e) Sục H2S vào dung dịch CuSO4.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

     A. 3                               B. 2                               C. 4                               D. 5

Câu 9 (VD): Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất sau: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:

Chất

Thuốc thử

X

Y

Z

T

Dd Ca(OH)2

Kết tủa trắng

Khí mùi khai

Không có hiện tượng

Kêt tủa trắng, có khí mùi khai

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

     A. X là dung dịch NaNO3.                                 B. T là dung dịch (NH4)2CO3.

     C. Z là dung dịch NH4NO3.                               D. Y là dung dịch KHCO3.

Câu 10 (TH): Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl x M, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:

     A. 1,0.                           B. 1,4.                           C. 2,0.                           D. 0,5.

Câu 11 (NB): Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:

     A. thạch cao nung.        B. thạch cao khan.        C. đá vôi.                      D. thạch cao sống.

Câu 12 (TH): Cho dãy các chất: CH3NH2, NH3, C6H5NH2, C2H5NH2. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là:

     A. CH3NH2.                  B. NH3.                         C. C2H5NH2.                 D. C6H5NH2.

Câu 13 (TH): Số đồng phân của este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:

     A. 4                               B. 2                               C. 3                               D. 5

Câu 14 (TH): Trong số các kim loại sau: Cr, Fe, Cu, Ag. Kim loại bị thụ động hóa khi tiếp xúc với HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội là:       

     A. Cr, Fe, Ag.               B. Cu, Ag.                    C. Cr, Fe.                      D. Cr, Fe, Cu.

Câu 15 (TH): Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là:

     A. NaCl.                       B. MgCl2.                      C. Na2CO3.                   D. KHSO4.

Câu 16 (NB): Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetic và ancol etylic. Công thức của X là:

     A. C2H5COOCH3.        B. C2H3COOC2H5.       C. CH3COOC2H5.        D. CH3COOCH3.

Câu 17 (NB): Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

     A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.                          B. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.

     C. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.                              D. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.

Câu 18 (NB): Công thức chung của axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở là:

     A. CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0).                                 B. CnH2n-2COOH (n ≥ 2).

     C. CnH2n+1COOH (n ≥ 0).                                  D. CnH2n-1COOH (n ≥ 2).

Câu 19 (TH): Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là:

     A. K+, Cu2+, Al3+.         B. K+, Al3+, Cu2+.         C. Al3+, Cu2+, K+.         D. Cu2+, Al3+, K+.

Câu 20 (TH): Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không thể hòa tan hết X?

     A. H2SO4 loãng.           B. H2SO4 đặc nóng.      C. NaNO3 trong HCl.   D. HNO3 loãng.

Câu 21 (TH): Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

     A. Na, Fe, K.                B. Na, Ba, K.                C. Na, Cr, K.                D. Be, Na, Ca.

Câu 22 (TH): Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 α-amino axit?

     A. 6                               B. 2                               C. 3                               D. 4

Câu 23 (TH): Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm X gồm Ag và Cu. Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là:

     A. Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).

     B. Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).

     C. Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).

     D. Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.

Câu 24 (NB): Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có

     A. các nguyên tố các bon, hiđro, nitơ.               B. các nguyên tố các bon, hiđro, oxi.

     C. nguyên tố các bon.                                         D. các nguyên tố các bon, hiđro, nitơ, oxi.

Câu 25 (TH): Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là:

     A. 0,85 gam.                 B. 8,10 gam.                 C. 8,15 gam.                 D. 7,65 gam.

Câu 26 (TH): Sản phẩm phản ứng trùng ngưng nào sau đây tạo ra tơ nilon-6,6?

     A. axit ađipic và glixerol.                                   B. Axit phtalic và etylen glicol.

     C. Axit phtalic và hexametylenđiamin.              D. Axit ađipic và hexametylenđiamin.

Câu 28 (VD): Cho m gam hỗn hợp 2 aminoaxit (phân tử chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng vừa hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị m là

     A. 17,83.                       B. 13,87.                       C. 19,80.                       D. 17,47.

Câu 29 (TH): Cho 10 ml dung dịch muối canxi tác dụng với lượng dư dung dịch Na2CO3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 0,28 gam chất rắn. Nồng độ mol của ion canxi trong dung dịch ban đầu là:

     A. 0,28M.                     B. 0,70M.                      C. 0,5M.                        D. 0,05M.

Câu 30 (VD): Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất là 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến kết thúc phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

     A. 2,592,                       B. 6,48.                         C. 1,296.                       D. 0,648.

Câu 31 (VD): Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2 gam khí. Mặt khác, cho m gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4 đặc thì thu được 3,52 gam este (hiệu suất phản ứng là 80%). Giá trị của m là

     A. 3,00.                         B. 3,70.                         C. 2,40.                         D. 2,96.

Câu 32 (VD): Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là:

     A. 0,3 M.                      B. 0,4 M.                       C. 0,45 M.                     D. 0,42 M.

Câu 33 (VD): Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so với hiđro là x. Hỗn hợp Y gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 1,2x. Đốt 5,376 lít hỗn hợp X cần 15,12 lít hỗn hợp Y. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các khí được đo ở (đktc). Giá trị của m là:

     A. 65,76.                       B. 102,9128.                 C. 131,5248.                 D. 15,06.

Câu 34 (VD): Đốt cháy a gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol metan gấp 2 lần số mol glixerol) cần vừa đủ 1,525 mol O2 thu được 1,55 mol CO2. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?

     A. 80.                            B. 80.                            C. 64.                            D. 76.

Câu 35 (VD): Hỗn hợp M gồm 2 peptit X và Y, chúng cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5 với tỉ lệ mol nX : nY = 1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glyxin và 5,34 gam alanin. Giá trị của m là:

     A. 14,46.                       B. 16,46.                       C. 15,56.                       D. 14,36.

Câu 36 (VD): Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B đến kết thúc phản ứng, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Giá trị của V là:

     A. 44,8.                         B. 11,2.                         C. 33,6.                         D. 22,4.

Câu 37 (VDC): Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong Y gần đúng nhất với giá trị nào sau?

     A. 15%.                         B. 13%.                         C. 12%.                         D. 14%.

Câu 38 (VDC): Điện phân 1 lít dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol HCl với điện cực trơ, màn ngăn xốp và dùng điện không đổi, trong thời gian t giây thu được dung dịch pH = 1. Nếu điện phân thêm t giây nữa thì thu được dung dịch có pH = 2. Dung dịch thu được không có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Giả sử thể tích dung dịch giảm không đáng kể và khí sinh ra thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của a là

     A. 0,005.                       B. 0,045.                       C. 0,015.                       D. 0,095.

Câu 40 (VDC): Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O mà MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là:

     A. 75%.                         B. 20%.                         C. 40%.                         D. 80%.

Đáp án

1-C

2-B

3-B

4-B

5-D

6-D

7-C

8-A

9-B

10-A

11-D

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-A

18-C

19-D

20-A

21-B

22-A

23-D

24-C

25-C

26-D

27-B

28-A

29-C

30-A

31-A

32-B

33-D

34-C

35-A

36-D

37-B

38-B

39-D

40-D

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án B

Câu 3: Đáp án B

Câu 29: Đáp án C

Ta có quá trình biến đổi nhau sau: CaCO3 → CaO.

⇒ Rắn đó là CaO ⇒ nCaO = 0,005 mol = nCa2+

Û CM Ca2+ = \(\frac{{0,005}}{{0,01}}\) = 0,5M

Câu 30: Đáp án A

Câu 31: Đáp án A

Ta có nAxit = nCO2 = 0,05 mol.

⇒ nEste = 0,05×0,8 = 0,04 mol ⇒ MEste = 3,52÷0,04 = 88

⇒ MRCOOC2H5 = 88 Û R = 15 ⇒ Axit là CH3COOH.

⇒ mAxit = 0,05×60 = 3 gam

Câu 32: Đáp án B

Cho Y chứa 3 kim loại, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,035 mol khí H2 → Y chứa Fe dư

Vậy Y chứa Cu : x mol , Ag: x mol và Fe dư : 0,035 mol

⇒ Fe pư : 0,05 - 0,035 = 0,015 mol

Bảo toàn electron → 2nCu(NO3)2 + nAgNO3 = 2nFe + 3nAl

⇒ 2x + x = 2. 0,015 + 0,03. 3 → x = 0,04 mol

⇒ CMCu(NO3)2 = CMAgNO3 = 0,04 : 0,1 = 0,4M

Câu 33: Đáp án D

► X gồm các chất có dạng C?H₄ ⇒ nH = 4nX = 0,96 mol

Lại có: mX = mC + mH = 0,24 × 2x = 0,48x (g) ⇒ mC = (0,48x – 0,96) (g)

⇒ nC = (0,04x – 0,08) mol

● Y gồm O₂ hay O₃ thì chỉ cần quan tâm O thôi

||⇒ C + [O] → CO₂; 2H + [O] → H₂O ⇒ nO = nC + 0,5nH = (0,04x + 0,4) mol

⇒ mY = mO = 16 × (0,04x + 0,4) = 0,675 × 2,4x ||⇒ x = 15,06

Câu 34: Đáp án C

Ta có: 1C3H8O3.2CH4 = 2C2H6O.1CH4O

Coi hhX gồm CnH2n + 2O a mol và CmH2mO2 b mol.

\(\begin{array}{l}
{C_n}{H_{2n + 2}}O + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + \left( {n + 1} \right){H_2}O\\
\,\,a & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1,5a\\
{C_m}{H_{2m}}{O_2} + \frac{{3m - 2}}{2}{O_2} \to mC{O_2} + m{H_2}O\\
\,\,\,b & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( {1,5m - 1} \right)b
\end{array}\)

nCO2 = na + mb = 1,55 (*)

nO2 = 1,5na + (1,5m - 1)b = 1,525 (**)

Từ (*), (**) → b = 0,8 → m < 1,55 : 0,8 = 1,9375 → Axit là HCOOH

• hhX gồm ancol và 0,8 mol HCOOH phản ứng 1 mol NaOH

→ Sau phản ứng thu được 0,8 mol HCOONa và 0,2 mol NaOH dư

→ m = 0,8 x 68 + 0,2 x 40 = 62,4 gam

Câu 36: Đáp án D

Tăng giảm khối lượng ta có mO/MgO = 28 – 20 = 8 gam.

Bảo toàn nguyên tố Mg ta có nMg = nMgO = 8 ÷ 16 = 0,5 mol.

⇒ nNO2 = 2nMg = 1 mol Û VNO2 = 22,4 lít

Câu 38: Đáp án B

► Dung dịch thu được không pứ với AgNO₃ ⇒ dung dịch thu được không còn Cl⁻

Ở đây ta cần chú ý, với H⁺ bị điện phân tại catot và anot bị điện phân H₂O

thì: 2H⁺ + 2e → H₂ || 2H₂O → 4H⁺ + O₂ + 4e ⇒ cộng lại cho khử e thì:

2H₂O → 2H₂ + O₂ ⇒ xem như điện phân H₂O ⇒ pH không đổi

Mà ta thấy sau t(s) đầu tới t(s) sau thì pH bị thay đổi

⇒ H₂O và H⁺ không bị điện phân cùng lúc ngay t(s) đầu

► Mặt khác, phần xem như điện phân H₂O không cần quan tâm vì không có gì đặc biệt

⇒ xét phần còn lại, thấy nH⁺ giảm = nH⁺ bị điện phân = 0,1 – 0,01 = 0,09 mol

nH⁺ sau khi điện phân t(s) = 0,1 mol = nHCl ban đầu ⇒ nCl⁻ = 0,1 mol

BTe: nCu = (0,1 – 0,09) = 0,005 mol

Câu 39: Đáp án D

Ta có nHCl = 0,15 mol ⇒ nH+ có sẵn = 0,15 mol.

+ Để tạo a mol HNO3 cần a mol HNO3

Ta có: 4H+ + NO3 + 3e → NO + 2H2O.

⇒ 4nNO3 = ∑nH+ Û 4a = a + 0,15 Û a = 0,05 mol.

⇒ CM HNO3 = 0,05×0,05 = 1M Và x = 0,05×22,4 = 1,12 lít.

nNO↑ thêm = 0,075 – 0,05 = 0,025 mol

⇒ nHNO3 cần dùng thêm = 4nNO thoát ra thêm = 0,025×4 = 0,1 mol.

⇒ VHNO3 cần dùng thêm = 0,1×1 = 100 ml.

⇒ y = 50 + 100 = 150ml

Câu 40: Đáp án D

♦ Giải đốt cháy: bảo toàn khối lượng có nCO2 = 1,04 mol ||→ A gồm: 1,04 mol C + 1,68 mol H + 0,4 mol O.

• từ thủy phân có X, Y là các hữu cơ đơn chức (dạng -COO-), nancol = nNaOH ||→ X, Y là các este đơn chức.

Kết hợp thủy phân và đốt cháy ||→ nX, Y = 0,4 ÷ 2 = 0,2 mol; ∑nCO2 – nH2O = 0,2 mol

||→ chứng tỏ X, Y đều là este không no, 1 πC=C; MX < MY ||→ Y hơn X một nguyên tử C.

Lại có Ctrung bình = 1,04 ÷ 0,2 = 5,2 ||→ X là C5H8O2 và Y là C6H10O2

C5; C6 và số Ctrung bình ||→ đọc ra tỉ lệ nX ÷ nY = 4 ÷ 1 (sơ đồ chéo!).

||→ Yêu cầu %số mol X trong A = 4 ÷ (4 + 1) = 80%.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Thi trắc nghiệm trực tuyến THPT QG môn Hóa học. 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi thử THPT QG 2018 môn hóa học trường THPT Yên Định 1- Thanh Hóa . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Hóa học và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?