A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ: Ăn cây nào rào cây nấy
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Giải thích
- Ăn : chỉ sự hưởng thụ quyền lợi
- Rào : chỉ công sức giữ gìn, bảo vệ nơi ta đang hưởng thụ quyền lợi
- => Người được thừa hưởng cần phải xác định tinh thần trách nhiệm của mình
- Đánh giá vấn đề
- Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào nơi họ đang được hưởng thụ lợi ích. Đó là mối quan hệ tương ứng, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể chấp nhận việc chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp công sức. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô ơn
- Câu tục ngữ thể hiện một thái độ hẹp hòi, một quan niệm sống cá nhân, ích kỉ, chỉ bó hẹp ở một phạm vi nhỏ. Thái độ đó có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho quyền lợi chung của tập thể. Câu tục ngữ nhấn mạnh đến việc hưởng thụ quyền lợi chỉ giới hạn trách nhiệm ở những nơi mình có được lợi ích, quyền lợi. Quan niệm như vậy đễ dẫn đến lối sống bàng quan, thò ơ, tiêu cực
- Ý kiến của bản thân: Thật ra, câu tục ngữ này có khía cạnh đúng nhưng cũng có khía cạnh sai. Cần phải có cách hiểu đúng đắn hơn, toàn diên hơn với câu tục ngữ này
- Mở rộng vấn đề
- Ngày nay, vấn đề trách nhiệm của mỗi người cần được hiểu rộng hơn. Đó là trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước
- Cần phải có lối sống vị tha (mình vì mọi người); phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân.
c. Kết bài
- Bài học cho mỗi cá nhân
- Mở rộng vấn đề bằng những suy ngẫm và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây nấy
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Có thể nói rằng sống trong xã hội, dường như mỗi cá nhân chúng ta như lại phải có trách nhiện đối với tập thể, và hơn nữa là phải luôn cố gắng phấn đấu và mang kỳ tích đến cho mọi người. Và trong kho tàng ca dao tục ngữ lại có câu”Ăn câynào rào cây nấy”. Và đây là một quan điểm đúng hay sai vẫn đang tốn nhiều giấy mực để trả lời.
Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là “rào cây nấy”. Trong ckhi việc giải nghĩ các câu tục ngữ thì bao giờ cũng có hai nghĩa đó là nghĩa hàm ngôm và nghĩa tường minh hay còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen của câu này chính là việc khi ta ăn quả của cây nào thì ta lo chăm bảo vệ cây nấy mà thôi, “ăn cây nào thì rào cây nấy” mà thôi. Nghĩa bóng ở đây mà câu tục ngữ mang lại đó chính là khi đối với công việc bộn bề vốn gì hoạc nơi nào ta lại như có quyền thì ta phải ra sức bảo vệ, và phải góp công sức vào việc đổi mới tổ chức đó. Điều này cũng có nghĩa rằng những gì ta không nhận được lợi từ đó thì không càn thiết phải có trách nhiệm làm gì cả.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Theo em, quan niệm sống đúng đắn nhất là quan niệm: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Sống trong một tập thể, mỗi người phải có trách nhỉệm chăm lo, vun vón và góp phần xây dựng quyền lợi chung, bởi trong đó có quyền lợi của cá nhân mình. Xã hội mới không phủ định quyền lợi cá nhân mà ngược lại rất tôn trọng, nếu nó không xâm phạm đến quyền lợi của người khác, của tập thể, giai cấp và dân tộc. Thực tế ngày nay cho thấy có rất nhiều học sinh giỏi đã đem lại vinh dự cho bản thận, gia đình và nhà trường. Bao người làm ăn giỏi góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Qua buổi thảo luận về cậu tục ngữ: Ăn cây nào, rào cây nấy, chúng em hiểu ra được nhiều điều. Tuy các ý kiến chưa phải là đã thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng có điều ai cũng thấy là cách sống ích kỉ không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và tất yếu nó sẽ bị loại trừ. Có như vậy, xã hội mới ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Chúng tôi tin rằng, tài liệu văn mẫu Trình bày ý kiến về câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây nấy đã giúp các em có thêm bài văn mẫu hay để tham khảo cho các bài viết nghị luận xã hội. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và bổ ích.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)