A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của tác giả Thiền sư Mãn Giác.
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Khái quát chung
- Thể loại: kệ là một thể văn thời văn học trung đại thuộc bộ phận thể văn Phật giáo. Nó có chức năng truyền bá và giải thích đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần có ý tứ sâu sa, cách nói thì kín đáo. Không những thế nó còn có giá trị về mặt văn chương
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 4 câu thơ đầu: thể hiện quy luật cuộc sống
- Phần 2: còn lại: quan niệm nhân sinh cao đẹp
- Cảm nhận
- Quy luật biến đổi của thiên nhiên
- Xuân qua trăm hoa rụng - Xuân đến trăm hoa nở diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên: cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến thì hoa nở, mùa xuân đí thì hoa rụng. Nhưng bài thơ nói hoa rụng trước rồi hoa nở sau, hàm ý nói về sự tuần hoàn của tự nhiên trong cái nhìn lạc quan của tác giả.
- Hình ảnh xuân và hoa tượng trưng cho thời tiết và cây cối, là cái phần đẹp đẽ, ấm áp, tràn đầy sức sống nhất của thời tiết và cây cối. Trăm hoa rụng, trăm hoa tươi: chữ trăm nói tới quy luật tuần hoàn của tự nhiên, không có ngoại lệ.
- Quy luật biến đổi của đời người
- Việc đuổi theo nhau qua trước mắt — Cái già hiện tới trên mái đầu diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian trôi qua, con người phải già đi. Mái đầu bạc tượng trưng cho tuổi già là biểu hiện rõ nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.
- Tuy nhiên, con người không luân hồi như cây cối. Tuy không nói ra nhưng bài thơ ngầm nêu ra một vấn đề lớn của con người: cái già, cái chết sẽ đến.
- Hình ảnh "một cành mai"
- Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua trước sân một cành mai cho thấy điều khác thường ở đây là sự xuất hiện bất ngờ của một cành hoa mai giữa cảnh muôn loài hoa lạc tận khi mùa xuân sắp qua. Hoa mai thường nở vào cuối đông và đầu xuân. Đến cuối xuân là không còn hoa mai nữa, thế mà nhà sư lại thấy hoa mai.
- Cành mai trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người, vượt lên trên sự sống chết, bất chấp mọi biến đổi của thời gian và thời tiết. Ở đây là một cành mai khác, nằm ngoài quy luật của nở, tàn, sống chết. Cành mai tượng trưng cho quy luật tất yếu khác của sự sống, đó là quy luật về sự bất biến. Cành hoa mai (Ở đây là biểu hiện của tính bất biến trong tinh thần nhà thơ).
- Quy luật biến đổi của thiên nhiên
c. Kết bài
- Những cảm nhận, nhận xét chung về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩa, cách nhìn nhận, sự liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
Gợi ý làm bài
Trong Phật giáo, trước khi lìa bỏ cuộc đời thì các thiền sư thường làm một bài thi kệ, đây là những triết lí mà thiền sư giác ngộ được trong cuộc đời, đồng thời đó cũng là những lời giáo huấn cho chúng đệ tử. Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được Mãn Giác Thiền sư sáng tác khi thiền sư đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ đã thể hiện được nhiều triết lí sâu sắc trong cuộc đời.
Trong những câu thơ đầu tiên, Mãn Giác thiền sư đã gợi ra trạng thái của những bông hoa khi tàn tàn – nở:
“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai”
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Hai câu thơ cuối của bài thơ, thiền sư như muốn nhắn nhủ đến chúng đệ tử: không nên lo sợ đến việc sinh tử trong đời, chỉ sợ mỗi người chưa thực sự giác ngộ để nhận thực được hành động và tâm tính của mình. Hãy sống làm sao để những lời nói,hành động đều có thể mang đến niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, cho người khác.
Như vậy, bài thơ Cáo tật thị chúng bên cạnh miêu tả những quy luật của tự niên, thiền sư Mãn Giác đã nhắn nhủ nhiều triết lí sâu sắc trong cuộc sống, mang đến cho độc giả nhiều bài học về cuộc đời, về sự sống thực tại.
Trên đây, Chúng tôi vừa trích dẫn một phần bài văn mẫu, dàn ý chi tiết và sơ đồ tư duy Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người trong chương trình Ngữ văn 10. Hi vọng, với tài liệu trên, các em đã trang bị thêm cho mình những kiến thức mới mẻ và thú vị về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người. Chúc các em học tốt hơn, thuận tiện hơn với tài liệu này.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)