Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và tác giả Nguyễn Du
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Trích từ tập Thanh Hiên thi tập
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
    • Nàng tiểu thanh: người con gái có tài sắc vẹn toàn nhưng chịu số phận bất hạnh, hẩm hiu nàng đành phải chịu kiếp làm vợ lẽ cô đơn lẻ bóng. Cuộc đời nàng Tiểu Thanh côi cút chốn Côn Sơn cạnh Tây Hồ
  • Phân tích:
    • Hai câu đề:
      • Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống. Nhìn hiện tại mà nhớ về quá khứ Tây Hồ nơi cảnh đẹp hút hồn người nay đã hóa gò hoang
      • Tâm trạng nỗi niềm của tác giả: đang ngậm ngùi, xót thương thân phận của một người con gái đẹp đã không còn, chỉ còn lại đây với những mảnh giấy tàn
    • Hai câu thực:
      • Nhà thơ mượn hình ảnh “son”, “phấn” để diễn tả sắc đẹp của nàng Tiểu Thanh
      • Mượn vật để nói người, nhà thơ đã bày tỏ được sự đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của nàng Tiểu Thanh.
      • Kết cục bi thảm của nàng Tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời, của tạo vật…
    • Hai câu luận
      • Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công
      • Sự đồng cảm, khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu của người xưa và nay
      • Nói lên tâm sự của số phận con người ai oan, cái oán khó giải trên đường đời không chỉ riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơi thời bấy giờ
    • Hai câu kết
      • Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng.
      • Tác giả nhìn nhận và nghĩ đến số phận cô độc, lẻ loi trong hiện tại của chính mình. Câu hỏi đặt ở cuối bài thơ chính là khao khát tìm được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời của tác giả.
    • Nhận xét:
      • Nội dung:
        • Bài thơ cho thấy lời cảm thương của Nguyễn Du trước số phận oan nghiệt, đồng thời cũng là bản cáo trạng vì xã hội với những quy luật của tạo hóa luôn đố kị với tài sắc của con người.
        • Lời tâm sự chân thành, tha thiết của tác giả
      • Nghệ thuật:
        • Phép đối, và các hình ảnh ngôn từ có giá trị sâu sắc
        • Ngôn ngữ mang đậm chất triết lí

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, cảm nhận chung về tác phẩm
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ, liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Gợi ý làm bài

Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du in trong Thanh Hiên thi tập. Có thể Nguyễn Du sáng tác bài này trước hoặc sau khi được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc.

Thắng cảnh Tây Hồ gắn liền với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu đời nhà Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm vợ lẽ một thương gia giàu có ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen, bắt nàng ở trong ngôi nhà xây biệt lập trên núi Cô Sơn. Nàng có làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình. ít lâu sau, Tiểu Thanh buồn mà chết, giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ của nàng, may còn sót một số bài được người đời chép lại đặt tên là Phần dư (đốt còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc phận của nàng.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Mở đầu bài thơ là thương người, kết thúc bài thơ là thương thân. Tứ thơ không có gì lạc điệu bởi đến đây, Tiểu Thanh và Nguyễn Du đã hòa làm một – một số kiếp tài hoa mà đau thương trong muôn vàn số kiếp tài hoa đau thương trong xã hội phong kiến cũ.

Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào ! Nó không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Nguyễn Du không chỉ thương người đang sống mà thương cả người đã khuất mấy trăm năm. Thương người, thương mình, đó là biểu hiện cao nhất của đạo làm người. Đời người hữu hạn mà nỗi đau con người thì vô hạn. Trái tim đa cảm của nhà thơ rất nhạy bén trước nỗi đau to lớn ấy. Giống như truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.

Vừa rồi, Chúng tôi đã giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. Mong rằng, tài liệu sẽ hỗ trợ các em ôn tập và củng cố kiến thức bài học Độc Tiểu Thanh kí tốt hơn.

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?