A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn hai câu thơ cuối
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bố cục bài thơ
- Nội dung chính
- Giải thích
- Giải thích ý kiến thứ nhất.: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì
- Giải thích ý kiến thứ hai: đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước
- Nhận xét hai ý kiến trên:
- Theo cách nhìn nhận của cá nhân, ý kiến thức nhất có phần hơi chủ quan, theo cách nhìn nhận, đánh giá về chủ thể trữ tình của bài thơ
- Ý kiến thứ hai: là một cách nhìn nhận đúng đắn và hợp lí. Bởi chỉ khi con người ta ý thức cao về hành động, giá trị của mình thì mới cảm thấy “hổ thẹn” với chính bản thân mình.
- Sự “thẹn” trong hai câu thơ cuối không phải quá kiêu kì, thái quá, hay một sự thể hiện nhằm mục đích nâng cao giá trị bản thân, mà đó chính là tấm lòng, là hoài bão lớn lao của một tấm lòng yêu nước
- Ý kiến của bản thân:
- Đồng tình vơi ý kiến thứ 2, bởi hai câu thơ cuối chính là sự tự vấn lương tâm của nhân vật trữ tình về vai trò của mỗi người con đối với dân tộc, đối với đất nước
- Đó còn là khát khao, là hoài bão, là mơ ước được cống hiến, xây dựng đất nước
- Giải thích
c. Kết bài
- Đánh giá, nhìn nhận chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
Gợi ý làm bài
Cảm hứng yêu nước trong giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến XIV là chất men say làm sống dậy hào khí của dân tộc trong thời kì nhân dân ta lập nên những chiến công hiển hách. Nổi bật hơn hết là chiến thắng oanh liệt ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông xâm lược, vết son chói lọi đó in sâu vào lịch sử đấu tranh giữ nước sáng ngời truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Trong đó, Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi từng được mệnh danh "đánh đâu thắng đó”, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng những thành quả trong quá khứ. Ngày nay tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi. Bài thơ duy nhất còn lại của ông là Thuật hoài cũng gây không ít những bàn cãi tranh luận. Thiết nghĩ chúng ta nên có những cái nhìn chung và xem xét kĩ để có thể từ đó hiểu thêm về con người và xã hội thời đó chăng?
Có bạn cho sự hổ thẹn của tác giảlà quá đúng, Phạm Ngũ Lão củng đã lập chiến công, không cần phải thẹn, hạ thấp mình như thế. Ngược lại, có bạn cho đó là biểu hiện hoài bão lớn lao của trang nam nhi. Vậy sự hổ thẹn ở đây là gì? Và liệu nó có quá đáng hay không? Đó là những khúc mắc, những điều bức xúc mà không chỉ có một mà nhiều người đặt ra khi thưởng thức tác phẩm Thuật hoài. Thuật hoài là một bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt được sáng tác để giãi bày nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Câu cuối cùng có đề cập đến chữ thẹn:
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Ảnh hưởng của bài thơ trong thời đại chúng ta không những thiết thực mà còn bổ ích. Chúng ta phải làm gì đểkhông phải hổ thẹn khi nhìn lại thời quá khứ hào hùng của dân tộc. Chúng ta cần làm hết sức mình, toàn tâm toàn ý hoàn thành nghĩa vụ của một người dân đối với đất nước.
Quả thật không ai có thế phủ định giá trị âm vang lời thơ mà Thuật hoài mang lại. Tác phẩm làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta và làm sống lại hào khí Đông A cao đẹp.
Mong rằng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những nội dung cần thiết khi ôn tập, củng cố nội dung kiến thức bài thơ Thuật hoài. Chúng tôi chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)